0933801891
1
Bạn cần hỗ trợ?

Tập huấn Bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Theo qui định của Luật an toàn vệ sinh lao động trách nhiệm của người làm y tế hướng dẫn thực hiện đầy đủ các quy định về giám sát môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ và khám Bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhằm đạt được mục tiêu: Quản lý, kiểm soát các Bệnh nghề nghiệp và tiến tới giảm dần tỷ lệ mắc mới một số bệnh nghề nghiệp, đảm bảo nâng cao sức khỏe của người lao động góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước trên các mặt trận kinh tế, chính trị và xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sơ cứu trong tình huống khẩn cấp
Sơ cứu trong tình huống khẩn cấp

Tại lớp tập huấn các học viên được tìm hiểu về Đại cương bệnh nghề nghiệp, Vệ sinh – an toàn lao động, độc chất học môi trường. Chương trình cũng cung cấp nhiều kiến thức quan trọng như Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc benzen nghề nghiệp, bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do vi sinh vật, ung thư nghề nghiệp, bệnh da nghề nghiệp, điếc nghề nghiệp, đục thủy tinh thể nghề nghiệp…Bên cạnh đó các học viên cũng được học về cách phân loại tổn thương bệnh bụi phổi ILO và đọc phim Xquang bệnh bụi phổi. Thực hành đo điếc, đo chức năng hô hấp và đọc đánh giá kết quả; kiến tập tại phòng sinh hóa huyết học của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và cuối cùng là thực địa tại cơ sở sản xuất

Khóa tập huấn cung cấp những kiến thức, kỹ năng bổ ích thiết thực và giúp cho học viên có thêm kinh nghiệm và nâng cao kiến thức trong công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp.

>>> Túi y tế một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi công tác cứu thương và cứu nạn.

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội;

Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kim định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định s 63/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Qun lý môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.

>>> Túi cứu thương đúng chuẩn phải đảm bảo có đầy đủ các sản phẩm ứng cứu và dụng cụ y tế bên trong.

 

Yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu

1. Việc bố trí lực lượng sơ cứu, cấp cứu, trang bị phương tiện, thiết bị, vật tư, sơ cứu, cấp cứu phải căn cứ vào các yếu tố sau:

a) Loại hình sản xuất, bản chất của yếu tố nguy hiểm, có hại;

b) Số lượng người lao động, số lượng ca làm việc; bố trí ca làm việc;

c) Nguy cơ gây tai nạn có th xảy ra tại nơi làm việc;

d) Khoảng cách từ nơi làm việc đến cơ sở y tế gần nhất;

đ) Tỷ lệ tai nạn lao động (nếu có).

2. Đối với vị trí làm việc có sử dụng hóa chất độc hoặc chất gây ăn mòn phải trang bị vòi tắm khn cấp và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận trong khu vực làm việc và được bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất hoặc quy định của pháp luật (nếu có).

3. Đối với nơi làm việc có sử dụng hóa chất đã được phân loại là hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất thì phải có phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt, ghi rõ hướng dẫn về sơ cứu, cấp cứu đối với loại hóa chất đó, đặt gần vị trí của túi sơ cứu, cấp cứu để dễ tiếp cận. Nếu hóa chất sử dụng có chất giải độc thì phi có sẵn chất giải độc và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt trong túi sơ cứu, cấp cứu.

4. Có lực lượng sơ cứu, cấp cứu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư này.

5. Công bố công khai các thông tin về vị trí, số lượng của túi sơ cứu, trang thiết bị, các phương tiện cấp cứu, phòng hoặc khu vực sơ cứu, cấp cứu và danh sách thành viên lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại các khu vực làm việc của cơ sở lao động đ cho người lao động biết và sử dụng khi cần thiết.

6. Trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu (bao gồm cả túi sơ cứu) và số lượng người làm công tác sơ cứu, cấp cứu phải được định kỳ kiểm tra, rà soát để bảo đảm luôn trong tình trạng sử dụng tốt và phù hợp với các yêu cầu quy định tại Thông tư này.

Quy định về túi sơ cứu

1. Các túi sơ cứu phải được đặt tại khu vực làm việc của người lao động, tại nơi dễ thấy, dễ lấy, có ký hiệu chữ thập.

2. Nội dung và số lượng túi sơ cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

PHỤ LỤC 4

QUY ĐỊNH VỀ TÚI SƠ CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

QUY ĐỊNH VỀ TÚI SƠ CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

1. Yêu cầu chung

– Số lượng túi sơ cứu trang bị phù hợp với số lượng người lao động theo quy định tại mục 2;

– Đối với mỗi mặt bng hoặc tng nhà làm việc hoặc bộ phận làm việc cơ động phải bố trí tối thiểu 01 túi sơ cứu phù hợp;

– Các túi sơ cứu tại nơi làm việc phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ tối thiểu cần thiết để sơ cứu theo quy định tại mục 3. Không sử dụng để chứa các vật dụng khác;

– Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đầy đủ số lượng và nội dung túi sơ cứu theo quy định.

2. Quy định số lượng túi đối với khu vực làm việc

TT

Quy mô khu vực làm việc

Số lượng và loại túi

1

≤ 25 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A

2

Từ 26 – 50 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B

3

Từ 51  150 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C

* Ghi chú: 01 túi B tương dương với 02 túi A và 01 túi C tương đương với 02 túi B.

3. Quy định nội dung trang bị cho 01 túi

STT

Yêu cu trang bị tối thiểu

Túi A

Túi B

Túi C

1

Băng dính (cuộn)

02

02

04

2

Băng kích thước 5 x 200 cm (cuộn)

02

04

06

3

Băng kích thước 10 x 200 cm (cuộn)

02

04

06

4

Băng kích thước 15 x 200 cm (cuộn)

01

02

04

5

Băng tam giác (cái)

04

04

06

6

Băng chun

04

04

06

7

Gạc thấm nước (10 miếng/gói)

01

02

04

8

Bông hút nước (gói)

05

07

10

9

Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái)

02

02

04

10

Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái)

02

02

04

11

Kéo cắt băng

01

01

01

12

Panh không mấu thẳng kích thước 16 – 18 cm

02

02

02

13

Panh không mấu cong kích thước 16- 18 cm

02

02

02

14

Găng tay khám bệnh (đôi)

05

10

20

15

Mặt nạ phòng độc thích hợp

01

01

02

16

Nước muối sinh lý NaCl 9  (lọ 500ml)

01

03

06

17

Dung dịch sát trùng (lọ):

 

 

 

 

– Cồn 70°

01

01

02

 

– Dung dịch Betadine

01

01

02

18

Kim băng an toàn (các cỡ)

10

20

30

19

Tấm lót nilon không thấm nước

02

04

06

20

Phác đ sơ cứu

01

01

01

21

Kính bảo vệ mắt

02

04

06

22

Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi

01

01

01

23

Nẹp c (cái)

01

01

02

24

Nẹp cánh tay (bộ)

01

01

01

25

Nẹp cng tay (bộ)

01

01

01

26

Nẹp đùi (bộ)

01

01

02

27

Nẹp cng chân (bộ)

01

01

02

(*) Ghi chú: Từ mục 24 – 27: cất giữ bảo quản cùng vị trí với nơi để túi sơ cứu.

Hãy đến ngay An Phúc để trang bị cho công tác phòng cháy chữa cháy an toàn nhất với túi cứu thương nhé.

An Phúc tự hào là đơn vị cung cấp các thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp – Đảm bảo an toàn và Chính Hãng

Địa chỉ: Số 59 Xuân Hồng, P.12, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: kinhdoanh@pcccanphuc.vn

Số điện thoại thiết bị:0913.801.891, 0938.100.114
Số điện thoại mặt nạ phòng độc: 0917.337.079
Hệ thống website: www.pcccsaigon.net – pcccanphuc.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *