Thảm họa khi để con ngồi trong xe tập đi lòng vòng quanh bếp
Bà mẹ Vanesa Herrera (đến từ Blanchard, thuộc tiểu bang Oklahoma, Hoa Kỳ) đang nấu bữa tối thì chợt nghĩ có lẽ cô nên thử điều gì mới với lịch trình buổi tối của cô con gái 1 tuổi Azra.
Azra thường vẫn ngồi trên ghế ăn với đồ ăn vặt dành cho mình trong khi mẹ nấu nướng. Nhưng buổi tối hôm đó, Vanesa cho con vào xe tập đi để cô bé đi lại loanh quanh.
Đó là một quyết định đã dẫn tới thảm họa. Khi Azra lòng vòng quanh nhà bếp, cô bé vấp phải dây điện của chiếc nồi nấu chậm.
Bé con tò mò đã kéo mạnh sợi dây, khiến cái nồi đổ ụp xuống. Toàn bộ nước nóng và thịt đang sôi trút hết lên đầu Azra.
“Chiếc nồi lúc đó vẫn cắm vào ổ điện trên bàn bếp. Con gái tôi đi qua đó và kéo nó xuống“, Vanesa chia sẻ trên tờ tin tức địa phương của Oklahoma, KFOR.
Vanesa hoảng hồn vội chạy tới bên con, lúc này đang im lìm một cách đáng sợ. “Con chỉ phát ra một âm thanh bé xíu. Nhưng tôi nghĩ, con đang bị sốc nặng“, Vanesa nhớ lại.
Vô cùng lo lắng và sợ hãi, Vanesa chỉ còn biết kêu cứu thật to. Có người gọi điện cho bác sĩ và người mẹ trẻ được khuyên nên lập tức đưa con vào viện để điều trị vết bỏng.
Khi cả hai tới bệnh viện nhi địa phương, bác sĩ xác định tình trạng bỏng của bé Azra quá nghiêm trọng. Cô bé được chuyển bằng trực thăng cấp cứu tới một bệnh viện khác ở Dallas (Texas).
Bé Azra bị bỏng độ 2 ở mặt và lưng, đã được xuất viện về nhà sau 2 ngày điều trị. Lần kiểm tra sức khỏe ngay sau đó cho thấy bé bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
“Các vết bỏng đã rút cạn mọi nguồn sinh khí trong người con“, Vanesa tiết lộ. Azra nhập viện trở lại và ở đó thêm 2 tuần nữa.
Cho tới thời điểm này, cô bé 1 tuổi đang trong quá trình hồi phục và đủ khả năng hồi phục hoàn toàn.
Vanesa muốn chia sẻ câu chuyện này để cảnh báo các cha mẹ phải đặc biệt cẩn trọng với những đồ dùng gia đình có thể tiềm ẩn nguy hiểm đối với trẻ.
“Bạn không bao giờ nghĩ nó sẽ xảy ra với mình. Bạn nghe nói tới những vụ tai nạn kiểu này nhiều rồi chứ!
Nhưng khi nó thực sự xảy ra với bạn, chẳng có từ ngữ nào diễn tả nổi thực sự bạn cảm thấy ra sao“.
Vụ tai nạn thương tâm cũng một lần nữa nhắc nhở các cha mẹ về mối nguy hiểm tiềm ẩn từ xe tập đi – vật dụng quen thuộc với trẻ nhỏ.
Tham khảo những quy tắc an toàn nhà bếp cơ bản cho trẻ
Với trẻ nhỏ, nhà bếp là một nơi thật hấp dẫn: Cha mẹ bận bịu, luôn chân luôn tay chế biến; những thứ đầy màu sắc và hương vị từ tủ lạnh, tủ bát.
Chưa kể những thứ thú vị khác vượt ngoài tầm với của trẻ ở trong lò nướng, trên bàn bếp mà bé khao khát được nhìn thấy, chạm vào, khám phá.
Sự kết hợp của tất cả những hoạt động trên, trí tò mò bản năng ở trẻ và những lúc bạn quá tập trung vào việc nấu nướng đồng nghĩa với việc trẻ có thể gặp nguy hiểm ngay trong gian bếp.
Sau đây là một số quy tắc an toàn chung ở phòng bếp cần ghi nhớ:
– Kiểm tra các cạnh, rìa sắc, cứng của vật dụng trong bếp. Trẻ có thể bị va đầu vào hoặc tự làm thương mắt mình.
– Lắp đặt thiết bị bảo vệ cần thiết ở các tay nắm, chốt khóa…
– Dùng phích cắm an toàn để cắm vào các ổ điện, không cho trẻ thò tay vào.
– Chú ý độ trơn của nền phòng bếp. Sử dụng các tấm thảm chống trượt. Lau chùi ngay lập tức mọi thứ nước, đồ ăn tràn ra sàn.
– Lắp đặt chốt an toàn trên tất cả tủ chạn, tủ bếp chứa những vật dụng có thể tiềm ẩn nguy cơ với trẻ.
– Loại bỏ túi nylon một cách an toàn bằng cách buộc thắt nút từng túi trước khi cho vào thùng rác.
– Để giấy bạc, giấy sáp, màng bọc thực phẩm xa tầm với của trẻ. Các cạnh được khía răng cưa trên những hộp đựng 3 loại trên có thể cứa đứt những ngón tay bé xíu của trẻ.
– Mọi loại dung dịch cồn đều phải được cất an toàn, chắc chắn ở nơi xa tầm nhìn và tầm với của trẻ. Sau mỗi bữa tiệc, đảm bảo đổ hết phần rượu thừa ra khỏi các ly.
Quy tắc an toàn đối với một số đồ dùng nhà bếp cơ bản
1. Bếp
– Đảm bảo bếp, lò nướng, bộ phận sinh lửa, sinh nhiệt của bếp ở vị trí hoạt động an toàn. Nếu bạn dùng gas, thường xuyên kiểm tra nguy cơ rò rỉ gas và xem thiết bị truyền lửa để mồi bếp gas có hoạt động tốt không.
– Sử dụng bếp nấu phía sau bất cứ khi nào có thể. Một số tai nạn thường gặp nhất xảy ra khi trẻ với lên và nắm được tay cầm nồi, chảo, từ đó, làm đồ ăn nóng bên trong đổ xuống người.
Khi phải dùng bếp nấu phía trước, xoay toàn bộ tay cầm nồi, chảo vào phía trong để trẻ khó với được.
– Đảm bảo các vật dễ bắt lửa như khăn lau, rèm cửa, rác tránh xa bếp.
– Kiểm tra để các tay cầm nồi, chảo không bị lỏng lẻo. Siết chặt lại nếu chúng có dấu hiệu không chắc. Trường hợp không sửa được, bạn nhất định không được dùng nữa.
– Đặt các tấm che lên nắm đấm, nút vặn của bếp và lò nướng để ngăn trẻ hoặc tháo hẳn nắm đấm ra khỏi bếp.
Khi đó, bếp nấu và lò nướng khó bị trẻ bật lên dễ dàng. Có thể cất các nắm đấm này vào ngăn kéo, xa tầm với của trẻ.
– Để đảm bảo an toàn hơn, sử dụng tấm chắn an toàn trước bếp để ngăn trẻ chạm tay vào bề mặt nóng của bếp.
– Kiểm tra kỹ các bề mặt nóng trong bếp. Một số loại có tính cách nhiệt kém và phía ngoài có thể vẫn đủ nóng, khiến trẻ bị bỏng.
Kiểm tra bên ngoài lò nướng khi nó đang ở nhiệt độ nướng nhằm đảm bảo mức nhiệt chỉ tạo cảm giác ấm chứ không phải nóng khi chạm vào.
Nếu phía ngoài lò, bếp trở nên quá nóng, lắp đặt thanh chắn an toàn để ngăn trẻ vào bếp trong thời gian bạn nấu nướng.
– Luôn tắt bếp khi không sử dụng và không bao giờ dùng bếp để làm ấm phòng.
– Cẩn thận khi mở cánh cửa của một lò nướng đang nóng lúc có trẻ đứng bên. Trẻ có thể nhanh tay chạm vào bên trong cánh cửa hoặc hứng trọn luồng khí nóng phả vào mặt.
2. Tủ lạnh và tủ đông
– Sử dụng miếng chặn cửa ngăn trẻ để giúp cửa tủ lạnh, tủ đông luôn đóng chặt một cách an toàn.
– Loại bỏ các miếng nam châm có thể gắn vào tủ lạnh. Trẻ có thể bị hóc nghẹn, trong khi những miếng nam châm dán vào tủ lạnh lại rất bắt mắt.
– Cảnh báo trẻ không được chạm vào những bề mặt lạnh như đá bằng lưỡi. Trẻ có thể bị dính lưỡi vào đó.
– Để đảm bảo an toàn hơn, không để chai, lọ, bình thuỷ tinh trên các kệ dễ với. Không bao giờ để pin hay các tấm bóng kính hoặc những thứ nhìn thì đẹp mà không ăn được vào tủ lạnh.
– Tháo rời cửa của những thiết bị nhà bếp cũ mà bạn định thay thế ngay khi cái mới được chuyển tới.
Tủ lạnh cũng như máy làm lạnh, tủ đông hay các thiết bị nén khí lớn hơn khác có thể là cái bẫy đối với những đứa trẻ bò vào trong và không ra ngoài được.
Ngoài ra, ngay khi trẻ đủ lớn để hiểu, hãy hướng dẫn trẻ không bao giờ được trốn trong bất cứ thiết bị nhà bếp nào.
3. Thiết bị nhà bếp nhỏ
– Tháo phích cắm máy nướng bánh mì, máy pha cà phê, máy xay và các thiết bị nhà bếp nhỏ khác khi không sử dụng và đặt chúng ở nơi xa tầm với của trẻ.
– Sử dụng dụng cụ thu gắn dây để làm gọn dây cắm của các thiết bị nhà bếp, nhờ đó giảm nguy cơ dây thắt vào cổ trẻ.
– Không bao giờ sử dụng dao hay các vật dụng kim loại khác để lấy vật gì đó bị kẹt trong máy nướng bánh mì.
Nó có thể gây ra tình trạng giật điện, nguy hiểm tính mạng. Để lấy vật bị kẹt ra, trước hết, cần rút phích cắm máy nướng bánh và đợi vài phút. Sử dụng thìa gỗ để lấy vật bị kẹt ra.
VÀ TRÊN HẾT
BẠN CẦN PHẢI NẮM RÕ QUY TẮC TRANG BỊ CÁC THIẾT BỊ PCCC ĐỂ KỊP THỜI XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ CHÁY NỔ NƠI NHÀ BẾP NHƯ:
BÌNH CHỮA CHÁY BỘT
– Sử dụng an toàn, tin cậy, thao tác đơn giản, dễ kiểm tra, hiệu quả chữa cháy cao.
– Với loại bình bột loại ABC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất rắn, lỏng, khí.
– Dập đám cháy thiết bị điện có điện lưu tới 380v.
– Không nên bố trí dùng bình bột để dập các đám cháy thiết bị có độ chính xác cao.
– Bình phù hợp trong các trường hợp đám cháy dầu mỏ và các chế phẩm sản phẩm dầu mỏ.
>>> XEM NGAY: CÁC LOẠI BÌNH CHỮA CHÁY DẠNG BỘT GIÁ RẺ VÀ CÓ TEM KIỂM ĐỊNH CỦA BỘ CÔNG AN
Địa Chỉ: 59 Xuân Hồng, P.12, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline thiết bị chữa cháy: 0933.801.891, 0938.100.114
Hotline mặt nạ phòng độc, 0917.337.079