Khái niệm: trụ nước chữa cháy là thiết bị chuyên dùng được lắp đặt vào hệ thống đường ống cấp nước, dùng để lấy nước phục vụ chữa cháy.
Cấu tạo và các thông số kỹ thuật củatrụ nước chữa cháy.
trụ nước chữa cháy được chia làm hai loại: Trụ chữa cháy nổi (trụ nổi); Trụ chữa cháy ngầm (trụ ngầm).
Trụ nổi: Là loại trụ nước chữa cháy mà toàn bộ phần họng chờ đặt nổi trên mặt đất với chiều cao theo quy định trong tiêu chuẩn.
Trụ ngầm: Là loại trụ nước chữa cháy được đặt ngầm toàn bộ dưới mặt đất ,khi sử dụng lấy nước phải sử dụng cột lấy nước.
Cột lấy nước chữa cháy: Là thiết bị chuyên dùng được trang bị theo xe chữa cháy, dùng nối với trụ ngầm để lấy nước. Cột lấy nước chữa cháy chỉ có hai họng chờ để cho xe chữa cháy hút nước trực tiếp qua cột hoặc để lắp vào vòi chữa cháy lấy nước vào xe, hoặc trực tiếp chữa cháy (hình 1.2c).
Các thông số kỹ thuật và thông số làm việc được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379-1998 “Thiết bị chữa cháy- Trụ nước chữa cháy- Yêu cầu kỹ thuật”. Trụ nước chữa cháy bao gồm các bộ phận chính như van, thân trụ và họng chờ có kích thước theo tiêu chuẩn
Phân loại trụ chữa cháy theo chức năng
Mỗi trụ dùng trong cứu hỏa đều có các họng tiếp nước để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng như: trụ chữa cháy 1 họng, trụ chữa cháy 2 họng, trụ 3 họng, trụ 4 họng.
Các thông số kĩ thuật trụ chữa cháy
Để công việc của hệ thống chữa cháy đạt hiệu quả thì đòi hỏi trụ chữa cháy cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn như:
- Các trụ chữa cháy cần phải chịu được áp suất >= 1,5Mpa. Sau khi lắp ráp thì trụ nước phải đảm bảo kín và có áp suất >= 1 Mpa; lượng nước đọng lại trong trụ nước <= 50cm2.
- Họng chờ của trụ nổi phải phù hợp với đầu nối loại DR.2- 125 (M150I6) đối với họng lớn và đầu nối loại ĐT.1-77 đối với họng nhỏ theo TCVN 5739:1993.
- Lớp sơn trên bề mặt bên ngoài trụ nước không được bong tróc.
Nguyên lý hoạt động trụ cứu hỏa
Trụ cứu hỏa khi không hoạt động sẻ ở trạng thái đóng, khi sử dụng chúng ta mở nắp bảo vệ ra lắp khớp nối vào và xoay đầu tay quay để cho nước chảy ra, hoặc là kết nối khớp của đường ống chuyên dụng của xe cứu hỏa để hút nước lên.
Trụ cứu hỏa được các chủ đầu tư, các cơ quan chức năng lắp đặt mật độ cao tại những nơi có nguy cơ cháy cao và được lắp đặt đều ở các tuyến đường, nơi có nhiều dân cư sinh sống, hay các cơ sở sản xuất. Trụ được lắp đặt vào hệ thống cấp nước nhằm cung cấp nước cứu hỏa khi có cháy xảy ra.
Nước được kết nối từ trụ đến hệ thống đường ống chữa cháy chuyên dụng thông qua các họng cấp nước được bảo vệ bởi các nắp đậy trụ cứu hỏa khi không có sự cố cháy.
Trụ nước chữa cháy là thành phần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chữa cháy. Công dụng của trụ chữa cháy mang tầm chiến lược. Bởi không phải ở nơi nào xảy ra cháy cũng có sông có nước. Trụ chính là giải pháp tốt nhất dự trữ nguồn nước sẵn sàng khi có sự cố cháy ở cự ly vài chục, thậm chí vài trăm mét.
Lưu ý quan trọng khí sử dụng trụ cứu hỏa
- Trụ nước chữa cháy là tài sản hoạt động bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng. Vì vậy người dân cần tự giác bảo vệ trụ, không được tự ý mở nắp sử dụng nước vì mục đích cá nhân.
- Cần báo ngay cho lực lượng chức năng nếu phát hiện trụ có vấn đề khác thường, nhằm đảm bảo trụ luôn hoạt động cấp nước tốt nhất khi có cháy xảy ra.
- Các lực lượng chức năng cần thường xuyên tuyên truyền đào tạo cho người dân biết công dụng của trụ cứu hỏa và cách bảo vệ, sử dụng trụ.
Trên đây là một vài điểm tổng quan về trụ chữa cháy mà Công ty An Phúc cung cấp trên thị trường. Chúng tôi cũng sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc về kỹ thuật của Quý Khách để tìm sản phẩm phù hợp nhất cho nhu cầu của hệ thống PCCC tại hotline 0938.100.114.