0933801891
1
Bạn cần hỗ trợ?

Bình chữa cháy bọt Foam Inox 1 lít sản phẩm chữa cháy an toàn

Bình chữa cháy dạng bọt, loại xách tay, bình bằng inox, sử dụng FOAM AFFF tạo bọt trong không khí bao phủ đám cháy, dùng tiện dụng trong bếp, xe hơi (chữa cháy xăng dầu và hóa chất tốt).

Trong một số trường hợp có thể xịt trực tiếp lên cơ thể để thoát ra khỏi đám cháy.

Thông số kỹ thuật của bình chữa cháy bọt Foam Inox 1 lít 

Bình chữa cháy bọt Foam Inox 1 lít
Thông số kỹ thuật
– Mã sản phẩm: FOAM 1
– Xuất xứ : Trung Quốc
– Thời gian bảo hành: 3 năm
– Thời hạn sử dụng : 5 năm
– Chất chữa cháy : Bọt tổng hợp (AFFF)
– Chuyên dùng chữa cháy các vật liệu : A (Chất rắn), B (Chất lỏng), F (và dầu ăn động thực vật ).
– Kích thước bình : ᴓ89x295mm
– Thể tích bọt chữa cháy : 1000ml.
– Khối lượng cả vỏ : 2 kg
– Tái sử dụng bằng cách nạp lại.

> Bạn có thể xem ngay dịch vụ nạp sạc bình chữa cháy an toàn theo đúng tiêu chuẩn của cảnh sát PCCC 2019 nhé

>>> Về nạp lại bình chữa cháy bạn có thể tham khảo mức giá và cách nạp sạc lại bình bột hoặc CO2 của PCCC An Phúc

Thông số khác:

Mức dập lửa : 5A21BF
Khí nén kích hoạt : 1,2Mpa (20ºC).
Áp suất thử nghiệm: 2.5Mpa
Dung dịch chữa cháy : S- 3- AB.
Độ phun xa : 3 m
Thời gian phun : 9s
Nhiệt độ bảo quản : 5 – 55ºC.

SỬ dụng bình chữa cháy dạng foam vào các trường hợp nào?

Bình chữa cháy xe Oto FOAM AFFF 1L INOX

Sản phẩm bình chữa cháy được sử dụng nhiều cho các loại xe hơi, xe tải….

Vỏ bình làm bằng chất liệu Inox giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Bọt chữa cháy được tích hợp trong bình dưới áp suất nén khi xả cho lực xả nhanh mạnh, góp phần dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng nhất.

Bên cạnh đó

Bình chữa cháy bọt Foam Inox 1 lít được khuyên nên sử dụng cho các khu vực bếp núc.

sản phẩm được khuyên dùng cho khu vực bếp núc
sản phẩm được khuyên dùng cho khu vực bếp núc

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

Bước 1: Kiểm tra đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vạch màu xanh bình sử dụng tốt, nếu kim về số 0 hoặc ở vạch màu đỏ là hết áp xuất khí và dung dịch nên phải nạp sạc lại.
Bước 2: Rút chốt an toàn.
Bước 3: Đứng cách đám cháy từ 1.5 -> 2m, phun thẳng vào tâm đám cháy (nếu là chất cháy thông thường) hoặc phun xung quanh đám cháy rồi tiến dần vào tâm đám cháy (nếu chất cháy là: xăng, dầu, rượu, cồn). Sau khi đã dập tắt được đám cháy thì đóng chốt an toàn lại để sử dụng cho những lần tiếp theo, sử dụng hết có thể tái nạp sạc.

Tính năng nổi bật của bình

Bình chữa cháy dạng bọt, loại xách tay, bình bằng inox, sử dụng FOAM AFFF tạo bọt trong không khí bao phủ đám cháy, dùng tiện dụng trong bếp, xe hơi (chữa cháy xăng dầu và hóa chất tốt).

ĐẶC ĐIỂM
– Bình chữa cháy FOAM 1L INOX chữa được các vật liệu cháy như: chất rắn (A), chất lỏng (B), và dầu ăn động thực vật (F).
– Bình chữa cháy dạng bọt Foam Inox không chữa cháy được điện, khí. những đám cháy loại C và E.
– Thiết kế gọn nhẹ, tiện dụng.
– Tem dán trên thân bình được thiết kế là tem phản quang giúp nhận biết được bình ở vị trí nào trong điều kiện thiếu ánh sáng.

ĐẶC BIỆT

Khi lửa cháy lớn nếu không dập tắt được có thể xịt trực tiếp vào người bảo vệ cơ thể một lớp không bắt lửa chạy thoát ra khỏi đám cháy an toàn.

Trong một số trường hợp có thể xịt trực tiếp lên cơ thể để thoát ra khỏi đám cháy.

Bọt Foam AFFF hoàn toàn không gây nguy hiểm cho người.

Bình chữa cháy dạng bọt Foam Inox không chữa cháy được điện, khí. (những đám cháy loại C và E.)

Những đám cháy loại C và E là:

Đám cháy loại C, E Các thiết bị điện và các đám cháy liên quan tới điện

Ngoài tác dụng chữa cháy, loại bình này còn có tác dụng khi đối mặt với trộm cướp có thể dùng bình chữa cháy xịt thẳng vào mặt để hạn chế tầm nhìn và đánh lạc hướng đối tượng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của đối tượng.

Đặt bình chữa cháy ở đâu là an toàn và thuận tiện nhất?

Trước nguy cơ cháy nổ có thể xay ra do bình cứu hỏa, người dân hết sức lo lắng không biết lắp đặt bình chữa cháy này cho xe hơi (ô tô) ở đâu cho an toàn.

Hầu hết các bình cứu hỏa dành cho ôtô đều có khuyến cáo đặt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 50 – 55 oC.

Do đó, khi đặt bình cứu hỏa trên ôtô, cần tránh không đặt bình ở những nơi ánh nắng chiếu trực tiếp như khu vực táp-lô, khay để đồ dưới kính hậu (xe hatchback), cột A… bởi vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao (có lúc tới 70oC ở trong xe) sẽ làm tăng nguy cơ nổ bình.

Theo khuyến cáo, vị trí tốt nhất dành cho chiếc bình cứu hỏa là ở dưới gầm ghế, dưới chân hành khách phía trước; hoặc hốc để đồ trên cánh cửa.

Điểm cốt lõi là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra; tuyệt đối không để bình chữa cháy trong tầm tay trẻ nhỏ để tránh bất trắc.

Hình ảnh có liên quan

Lưu ý không để bình cứu hỏa ở cốp sau của xe ô tô bởi vì vị trí này dễ xảy ra va đập gây cháy nổ. Để đảm bảo an toàn lái xe nên đặt bình cứu hỏa ở nơi dễ nhìn, dễ lấy như bên cánh cửa phải, gần ghế ngồi phía trước của xe ô tô”.

Nếu bạn còn thắc mắc và cần tìm hiểu thêm các loại bình chữa cháy có tem kiểm định của bộ công an hãy xem ngay >>> Tổng hợp các loại bình chữa cháy phổ biến và các chú ý cần thiết năm 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *