Bình chữa cháy mini Foam 500ml có thể sử dụng cho xe ô tô, xe máy và nhiều phương tiện khác, kích thước nhỏ gọn giúp bảo quản và thao tác dễ dàng. Đồng thời loại bình này được thiết kế giống các loại bình xịt khác như bình xịt phòng, xịt côn trùng nên nên bình mini được xem là thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại và rất dễ sử dụng, chỉ cần mở nắp và nhấp vào đầu nhỏ trên cùng bình là được.
Kích thước Bình chữa cháy mini Foam 500ml: 8 x 8 x 30cm
Tính năng:
- Ngăn chạn sự mở rộng của đám cháy bằng cách phong tỏa vật đang cháy.
- Dập tắt đàm cháy mới bắt đầu hiệu quả.
- An toàn môi trường
- Không độc hại
- Sử dụng cho xe ô tô, các loại xe con, sức chứa từ 9 chỗ trở xuống là phù hợp. Theo Thông tư 57 bộ công an, các loại xe phải trang bị bình chữa cháy bột các loại dưới 4kg, bọt dưới 5l, bình chữa cháy mini sẽ phù hợp với quy định phòng chống cháy nổ cho xe ô tô.
Một số lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy mini
- Một số bình để lâu nên lắc đều bình trước khi sử dụng.
- Bình không nên để nơi có nhiệt độ trên 50 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Khi phun đám cháy nên phun liên tục, không gắt quãng để đảm bảo chữa cháy hiệu quả, và phun trực tiếp lên vật phát sinh đám cháy chứ không phải phun lên ngọn lửa đang cháy
- Sau khi mua nên xịt thử để kiểm tra hiệu quả cũng như giảm bớt áp suất bình.
Cách lắp Bình chữa cháy mini Foam 500ml vào ô tô
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô là thông tin nhiều người quan tâm sau khi Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 57 quy định, ôtô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột loại…
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô là thông tin nhiều người quan tâm sau khi Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 57 quy định, ôtô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bột loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 6/1/2015.
Bình cứu hỏa cho ô tô có những loại nào?
Trên thị trường hiện nay, bình cứu hỏa dùng cho ô tô có hai loại: Bình 1kg và 500ml. Đa phần đều xuất xứ từ Trung Quốc.
Bình 500 ml có ưu điểm là nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ có thể cất giữ ở bất cứ chỗ nào trong xe, ngoài công dụng chữa cháy trên ô tô, bình có thể dùng ở văn phòng, khu bếp tại nhà, nhà kho, nhà xưởng, dùng khi đi cắm trại, du lịch. Trước khi dùng thì lắc mạnh sau đó xịt thẳng vào đám cháy, thời gian xịt từ 5-8 giây. Nhược điểm là chỉ dùng một lần, phần vỏ bình mỏng. Giá của loại 500 ml là 80.000 đồng.
Tiếp theo là loại bình 1kg. Loại này có thể nạp lại sau khi sử dụng, vỏ bằng thép chắc chắn hơn, nhiệt độ bảo quản từ -22 độ C tới 55 độ C. Tương tự bình 500ml, bình 1kg cũng phải lắc mạnh trước khi dùng, rút chốt rồi xịt thẳng vào điểm cháy, thời gian chữa cháy tương đối dài. Trước mỗi lần nạp mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu (tối thiểu là 30 MPa) mới được phép sử dụng. Bình 1kg có mức giá 110.000 đồng.
Bình cứu hỏa có nhiều dạng như dạng lỏng, dạng bột và dạng khí. Mỗi dạng lại gồm nhiều loại như bình khí CO2 giúp chữa cháy chất lỏng, khí và các thiết bị điện. Bình bột chữa cháy chất rắn, chất lỏng và chất khí hoặc cháy điện. Còn đối với bình dung dịch, chúng được dùng để chữa mọi loại đám cháy trong các môi trường khác nhau.
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô : mỗi loại lại có chức năng riêng
Một số thông số đáng lưu ý khi mua bình cứu hỏa:
A: Chữa cháy chất rắn B: Chữa cháy chất lỏng C: Chữa cháy chất khí D, E: Chữa cháy điện
Tuy nhiên một lưu ý là nên mua bình có chứa cả 3 ký hiệu ABC.
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: nên dùng bình có ký hiệu ABC
Điểm lưu ý đầu tiên là các loại xe du lịch từ 4 – 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg.
Khi tìm mua bình chữa cháy trang bị trên xe, mọi người có thể căn cứ vào đó để mua đúng chủng loại và kích cỡ, tránh việc mua các bình lớn quá, không thuận tiện cho việc bố trí trong xe (nhất là những mẫu xe cỡ nhỏ). Với các bình cứu hỏa, dù là loại bằng bột, chất lỏng hay khí, nên mua loại có tem chứng nhận kiểm định của các cơ quan chức năng để tránh việc sử dụng phải bình không đủ chất lượng, không đúng tiêu chuẩn cũng như tiếp tay cho hàng nhập lậu.
>>> Xem ngay: Bảng báo giá bình chữa cháy tại An Phúc để có giá rẻ ưu đãi nhất 2018
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: đều có xuất xứ từ Trung Quốc
Trên thân bình cứu hỏa hoặc tem của nhà nhập khẩu sẽ ghi đầy đủ các thông tin về chất liệu chống cháy; ví dụ các kí hiệu ABC hoặc BC (A chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, giấy carton, nhựa, B chữa các đám cháy chất lỏng như xăng dầu, cồn, C chữa các đám cháy chất khí như: gas, LPG). Đối với ôtô, nếu được lựa chọn thì loại bình có kí hiệu ABC là tốt nhất.
Ngoài ra căn cứ vào các quy định trên, một số bình chữa cháy loại nhỏ phù hợp với người tiêu dùng để trong khi xe khi có kích thước nhỏ gọn, dễ bố trí. Các bình loại này có tên Fire Stop, Mini Foam… với giá tiền từ 50.000 – 120.000 đồng (tùy dung tích) với đủ các loại chất chữa cháy như khí CO2, bột… Các bình cứu hỏa có dung tích 500ml sẽ có thời gian xịt chữa cháy từ 5-8 giây, các bình dung tích lớn hơn sẽ có thời gian dài hơn.
>>> Xem ngay: Bảng báo giá bình chữa cháy tại An Phúc để có giá rẻ ưu đãi nhất 2018
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: giá thành từ 50 – 150.000 đồng/bình
Đặt bình cứu hỏa ở đâu cho hợp lý?
Trong mùa hè nhiệt độ ngoài trời thường là 33-34 độ nhưng trong xe lại cao hơn rất nhiều, có thể lên đến 45-50 độ C. Khu vực bảng táp-lô bằng vật liệu nhựa hoặc da nằm dưới kính trước là nơi hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời nên nhiệt độ khu vực này thường ở mức 70-80 độ C, cao hơn rất nhiều so với mức nhiệt độ các bình chữa cháy có thể chịu được.
Nguyên tắc khi đặt bình cứu hỏa trong xe là phải trong tầm với của người lái để khi xảy ra cháy tài xế có thể chủ động dập tắt. Những khu vực “tối kị” cho bình cứu hỏa là bảng táp lô, trụ A, khay để đồ dưới kính sau. Có hai chỗ lý tưởng nhất mà các chuyên gia ở hãng Volvo cũng khuyến cáo là: Phía dưới ghế tài xế và treo cạnh chỗ để chân hành khách phía trước, với loại 500 ml thì có thể đặt ở khay đựng nước trên cửa tài xế.
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: cần phải sử dụng một cách hợp lý
Trường hợp xảy ra cháy đột ngột, mọi người cần hết sức bình tĩnh, lấy bình cứu hỏa ra và phun liên tục (không được ngắt quãng) vào nơi phát sinh đám cháy.
Theo nguyên tắc, bình chữa cháy được đặt nơi dễ thấy, dễ lấy và dễ kiểm tra. Tại một số quốc gia, trong đó có Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (U.A.E.) việc trang bị bình chữa cháy trên tất cả các xe ôtô được đăng ký là bắt buộc. Vị trí đặt bình ở phía dưới ghế ngồi bên phụ được đánh giá là tiện dụng nhất.
Tương tự, vị trí sàn xe phía trước bên phụ cũng dễ dàng gắn thêm bộ giá đỡ bình chữa cháy, nơi mà có thể cả tài xế hoặc người ngồi ghế phụ nhanh chóng tháo bình cứu hỏa một cách dễ dàng khi xảy ra sự cố.
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: nên để vị trí thuận lợi
Trang bị giá đỡ và gắn bên cửa tài xế cũng là vị trí khá thuận tiện cho người điều khiển. Ngoài trang bị bình chữa cháy, người lái xe hoặc người ngồi trên xe cũng nên được hướng dẫn sử dụng bình cứu hỏa trên xe trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Gắn bình chữa cháy ở vị trí cột chữ A khá phổ biến trên những chiếc xe độ tại Mỹ. Với những chiếc xe độ hệ thống tăng áp, hệ thống nạp, xả… nguy cơ sự cố khi làm việc với công suất lớn dễ xảy ra, vì vậy bình chữa cháy được gắn bổ sung trên những chiếc xe độ. Gắn tại vị trí chữ A, ngoài việc tài xế dễ dàng xử lý tình huống, còn là một hình thức “cảnh báo” về những chiếc xe đã được thay đổi sức mạnh.
Vị trí ngay sau ghế tài xế, đây là vị trí khá quen thuộc ở Việt Nam, bởi trước đó, quy định gắn bình chữa cháy trên xe thương mại đã được áp dụng từ lâu. Bình cứu hỏa cần được kiểm tra định kỳ vì các bình cứu hỏa đều có hạn sử dụng nhất định.
>>> Xem ngay: Bảng báo giá bình chữa cháy tại An Phúc để có giá rẻ ưu đãi nhất 2018
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: để ở vị trí thuận tiện nhất
Vị trí đặt bình cứu hỏa ở dưới hàng ghế ngồi phía sau, cho phép để được bình có kích thước lớn hơn. Một số nhà sản xuất bình cứu hỏa khuyến cáo, loại bình trang bị trên xe hơi là loại bình cứu hỏa với hóa chất khô, loại phù hợp với những đám cháy điện hoặc nhiên liệu liên quan đến ôtô.
Vị trí đặt ở khoang hành lý phía sau được dành cho những bình cứu hỏa có kích thước lớn.
Hầu hết các bình cứu hỏa dành cho ôtô đều có khuyến cáo đặt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 50 – 55 oC; do đó, khi đặt bình cứu hỏa trên ôtô, cần tránh không đặt bình ở những nơi ánh nắng chiếu trực tiếp như khu vực táp-lô, khay để đồ dưới kính hậu (xe hatchback), cột A… bởi vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao (có lúc tới 70oC ở trong xe) sẽ làm tăng nguy cơ nổ bình cứu hỏa.
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: có thể để dưới gầm ghế
Vị trí tốt nhất dành cho chiếc bình cứu hỏa là ở dưới gầm ghế, dưới chân hành khách phía trước; hoặc hốc để đồ trên cánh cửa. Điểm cốt lõi là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra; tuyệt đối không để bình chữa cháy trong tầm tay trẻ nhỏ để tránh bất trắc.
Các nước trang bị bình chữa cháy trên ôtô như thế nào?
Đối với thế giới, việc lắp đặt phương tiện phòng cháy chữa cháy trên xe ô tô không phải là điều mới mẻ, bởi đa số cho rằng, sẽ có tác dụng hạn chế những nguy cơ về cháy nổ lớn có thể xảy ra bất chợt khi xe đang lưu thông trên đường.
Tại Singapore, mặc dù các cơ quan chức năng chưa có quy định về việc bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy trên xe ôtô cá nhân, song đều đưa ra khuyến cáo người dân nên trang bị bình chữa cháy trên xe ôtô.
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: gầm ghế là vị trí thích hợp
Thời gian vừa qua, tại Singapore cũng đã xảy ra nhiều vụ cháy xe khi đang vận hành trên đường. Thống kê của Lực lượng phòng vệ dân sự Singapore (SCDF) cho thấy trong nửa đầu năm 2015 đã có 93 trường hợp xe ôtô bị bốc cháy trên đường, tuy có giảm so với con số 114 vụ của cùng kỳ năm ngoái, song đây cũng là một thực trạng cần lưu ý.
Nhiều chuyên gia cho hay, bên cạnh việc xe bị hao mòn và bảo dưỡng kém, thì nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ cháy xe ôtô bắt nguồn từ việc động cơ ở trong tình trạng quá nóng hay hệ thống điện trên xe bị quá tải, đặc biệt là do thời tiết nắng nóng…
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: cánh cửa
Mặt khác, quá trình tiếp xúc của vật liệu với thời tiết, nhiệt kéo dài, chuyển động cơ khí lặp đi lặp lại và các hoạt động khác có thể dẫn đến sự rạn nứt của lớp bảo vệ như vỏ dây cáp điện và đường dây dẫn dầu… cũng dễ gây ra cháy nổ.
Ông Bernard Tay – Chủ tịch Hiệp hội ôtô Singapore (AA), cũng nhấn mạnh rằng việc nhiều chủ xe lắp đặt thêm các thiết bị vào xe của họ, bao gồm cả hệ thống giải trí, sửa đổi trái phép để nâng cao công suất động cơ, chẳng hạn như làm thay đổi các ống nhiên liệu hay hệ thống chiếu sáng… cũng gây ra nguy hiểm và nguy cơ thậm chí còn cao hơn khi những thiết bị này không được trang bị đúng cách, tiêu chuẩn chất lượng không đảm bảo.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều người dân Singapore cũng cho biết họ thấy việc trang bị bình chữa cháy trên xe ôtô là điều hết sức cần thiết.
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: để ở vị trí chắc chắn
Hiện có 14 quốc gia châu Âu quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô: LB Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, Hy Lạp, Bỉ, Ba Lan, Bulgaria, Belarus, Estonia, Latvia, Romania, Macedonia, Lithuania.
Theo quy định tại Bỉ, việc trang bị bình chữa cháy trên xe chỉ hợp pháp khi được đặt trong tầm với của tài xế tính từ ghế lái. Khi xe bị hỏng trên đường cao tốc, người lái xe phải mặc một chiếc áo khoác phản quang để gây sự chú ý.
Một quốc gia châu Âu khác cũng yêu cầu trang bị bình chữa cháy trong ôtô là Hy Lạp. Tuy nhiên, cảnh sát chỉ kiểm tra ngẫu nhiên các phương tiện và không thường xuyên. Tình huống buộc tài xế sử dụng bình chữa cháy hiếm khi xảy ra nhưng không phải không có.
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: không nên để ở vị trí dễ rơi
Luật pháp Hy Lạp không quy định vị trí cụ thể đặt bình chữa cháy nên hầu hết người lái xe để trong cốp thay vì dưới ghế lái hoặc các vị trí xung quanh.
Tại Mexico, các phương tiện giao thông công cộng bị buộc phải trang bị bình cứu hỏa. Mexico yêu cầu mọi loại xe phải trang bị bình này nhưng nguồn lực giám sát ở một số bang quá thiếu khiến việc thực thi không toàn diện. Ngoài ra, các bình chữa cháy thường quá hạn sử dụng trong mỗi lần kiểm tra vì ít được dùng tới. Trong khi đó, người dân nước này nói rằng khá khó để dập tắt một đám cháy ôtô với loại bình chữa cháy nhỏ trang bị trên xe hơi.
Ở châu Á có Ấn Độ đang đề xuất bắt buộc trang bị bình chữa cháy cho tất cả các loại phương tiện giao thông. Các nước khác như Nam Phi và một số nước châu Phi cũng quy định trang bị bình chữa cháy trên xe buýt và mini buýt.
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: cách chọn bình cho xe
Theo trang Herald, tại Zimbabwe, lái xe có thể bị phạt tiền hoặc ngồi tù nếu ôtô không có bánh xe dự phòng, gương chiếu hậu và bình chữa cháy. Quy định này mới được chính phủ ban hành vào tháng 12/2015 nhằm giảm thiểu tai nạn.
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô
Tùy vào vị trí cháy mà người dùng bình cứu hỏa có thể dùng nhiều cách khác nhau.
Tuy nhiên bình phải được để ở nơi thích hợp và tiện khi sử dụng. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng đặt bình cứu hỏa có thể gây cháy nổ vì vậy để tránh xảy ra cháy nổ, chủ phương tiện không nên lắp đặt thêm các thiết bị, phụ kiện có tiêu thụ điện, tránh quá tải; thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe; tuân thủ quy trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định và nên thực hiện ở những nơi có uy tín, bảo đảm chất lượng…
Cách lắp bình cứu hỏa vào trong xe ô tô: trước những sự cố nên bình tĩnh
Khi gặp sự cố cháy xe ôtô, cần bình tĩnh, dừng xe ở lề đường, tránh xa nơi đông người, nơi có nhiều chất dễ cháy. Thông báo cho mọi người trên xe thoát ra ngoài. Nếu cửa xe bị kẹt thì sử dụng các dụng cụ, phương tiện phá dỡ được trang bị hoặc dùng vật cứng để phá cửa. Tùy thuộc vào tình huống cháy cụ thể mà sử dụng những giải pháp thích hợp để chữa cháy, như tắt khóa điện; hô hoán để mọi người đến trợ giúp chữa cháy, gọi Cảnh sát PCCC (điện thoại 114).
Nếu phát hiện khói, lửa trong nắp capô cần tắt ngay khóa điện để ngừng việc bơm xăng cho động cơ. Trong trường hợp đã phát hiện có ngọn lửa, phải chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy trước khi mở nắp capô để xử lý. Nếu thấy cháy ở các chỗ khác trong xe cần phải sử dụng các phương tiện chữa cháy sẵn có để dập lửa. Trong trường hợp thấy không có khả năng dập tắt đám cháy thì nên tránh xa để tránh nổ bình xăng gây tai nạn…
Cửa Hàng PCCC An Phúc chuyên cung cấp bình chữa cháy các loại, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy uy tin chất lượng, giao hàng tận nơi. Góp phần tăng đồng hành cùng sự thành công của quý khách hàng. Chính sách bán hàng luôn phù hợp với thị trường và người tiêu dùng.
ĐC: 59 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
(Đường phía sau trung tâm triển lãm Hoàng Văn Thụ – Tân Bình)
Email: kinhdoanhanphuc@gmail.com
Hotline : 0913.801.891 hoặc 0938.100.114
Website:
www.pcccanphuc.com – www.anphucpccc.com
– www.pcccanphuc.vn – www.baoholaodonganphuc.com
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bình chữa cháy mini Foam 1000ml”