Chữa cháy xăng dầu, những điều bạn cần biết ngay sau đây
Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy xăng dầu nhanh gọn hiệu quả cao bạn cần phải biết cách chữa cháy mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là những cách chữa cháy xăng dầu nhanh nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Chữa cháy xăng dầu bằng cát
Cát có tác dụng hấp thụ nhiệt và có thể ngăn vật liệu cháy tiếp xúc với oxy.
Đây là phương án ai cũng có thể dập tắt đám cháy được. Cát là nguyên liệu dễ tìm kiếm, nhiều đơn vị thường có báo trí sẵn các thùng cát chữa cháy sắn chủ động trong việc phòng cháy chữa cháy. Cát có tác dụng hấp thụ nhiệt và có thể ngăn vật liệu cháy tiếp xúc với oxy. Nhờ đó, quá trình cháy không thể duy trì và nhanh bị dập tắt.
Khi xảy ra cháy, mọi người nên tìm cát xúc vào đám lửa để ngăn chất lỏng cháy lan ra. Đây là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và sử dụng đơn giản nên được nhiều cây xăng lưu trữ để phục vụ hiệu quả quá trình chữa cháy.
2. Chữa cháy xăng dầu bằng chăn
Theo thông tin được báo Chất lượng Việt Nam đăng tải, loại chăn chữa cháy này được làm từ sợi cotton, dễ thấm nước. Khi cháy xảy ra, cần nhúng chăn cho thấm đều nước rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài. Nhờ ướt nước, các sợi cotton sẽ nở ra, làm kín bề mặt chăn, tăng hiệu quả của việc cách ly đám cháy. Ngoài ra, nó giúp nhiệt độ đám cháy giảm đi, nhanh bị dập tắt.
Song song với những hành động đó, khi thấy xuất hiện các đám cháy, bạn nên xác định được đó là đám cháy to hay nhỏ để báo lên lực lượng Cảnh sát PCCC. Ngoài ra, cần báo cho những người liên quan biết để tránh xa và có phương án cùng tham gia chữa cháy.
Đối với đám cháy nhỏ như trường hợp thùng phuy, can chứa xăng dầu bị cháy có thể dùng chăn, bao tải nhúng nước phủ kín chỗ bị cháy. Đồng thời di chuyển những vật chưa bị cháy ra nơi an toàn, dùng nước làm mát thùng phuy xung quanh chống cháy lan. Nếu xăng dầu chảy tràn ra ngoài mặt đất gây cháy thì dùng đất, cát phủ kín đám cháy. Trường hợp xăng dầu chứa trên ôtô, trên tàu hỏa cháy cũng có thể áp dụng biện pháp như trên để chữa cháy, đồng thời dùng bình chữa cháy dập tắt đám cháy.
Đối với đám cháy nhỏ như trường hợp thùng phuy, can chứa xăng dầu bị cháy có thể dùng chăn, bao tải nhúng nước phủ kín chỗ bị cháy.
3. Chữa cháy bằng bọt foam
Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam được dành cho các kho xăng dầu được bố và lắp đặt hệ thống trong việc chủ động phòng cháy chữa cháy. Bọt Foam chữa cháy được hiểu là một mảng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Dung dịch Foam chữa cháy được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch Foam này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.
Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam hoạt động theo nguyên tắc cách ly là chủ yếu. Khi có lửa cháy thì hệ thống sẽ được kích hoạt và phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, nhanh chóng tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ vào đó có thể ngọn lửa bị dập tắt. Ngoài ra lượng nước có chứa trong bọt còn đóng vai trò làm lạnh nhiên liệu và trùm phủ không cho chất lỏng bốc hơi hòa trộn vào không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ.
- Khi có đám cháy, hệ thống điều khiển trung tâm sẽ báo cháy bằng cách hú còi. Lúc này, nhân viên trực có thể xác định được khu vực cháy. Khi nhiệt độ tại khu vực cháy khoảng 60-8000C, đầu sprinkler vỡ, nước phun ra, áp lực hệ thống giảm, bơm tự động kích hoạt cung cấp nước cho bồn chứa hợp chất.
- Khi nước đi qua đường ống dẫn (tín hiệu sẽ báp về tủ báo cháy), van điện từ sẽ mở ra, một phần nước sẽ vào bồn Foam tạo áp lực với tủ chứa foam bên trong bồn và áp lực này sẽ đẩy foam thoát ra ngoài theo hướng có vòi phun mà ra ngoài. Do sức căng bề mặt của foam cao nên lớp màng phủ vậy cháy khá bền giúp cô lập vật cháy, không gây cháy trở lại.
Các bước chữa cháy xăng dầu bạn cần biết
Đối với đám cháy lớn như trường hợp kho bể, xitec chứa xăng dầu bị cháy, tốc độ cháy rất lớn và ngọn lửa bốc cao, nhiệt độ của ngọn lửa khoảng 1.100oC có thể làm biến dạng hoặc phá vỡ thành thiết bị. Trường hợp trong bể, xi téc có lẫn nước có thể xảy ra hiện tượng sôi trào làm xăng dầu tràn ra ngoài hoặc bắn tung tóe tạo thành những đám cháy mới. Trong những trường hợp như vậy chữa cháy là hêt sức khó khăn, do đó cần phải tuân thủ các bước sau:
- Báo động cho toàn cơ quan.
- Báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC, công an hoặc chính quyền nơi gần nhất.
- Sơ tán tài sản, phuy xăng dầu lân cận ra vị trí an toàn.
- Rút bớt lượng xăng dầu trong bể cháy ra nơi an toàn (nếu có thể).
- Dùng hệ thống phun nước làm mát bể bị cháy và bể lân cận.
- Dùng hệ thống phun bọt dập tắt đám cháy.
- Thông báo tình hình cháy, loại chất cháy… theo yêu cầu của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
- Chịu sự chỉ huy của lực lượng Cảnh sát PCCC.
- Bảo vệ hiện trường vụ cháy.