Bảng chữ thống nhất chính tả trong tiếng Việt SGK mới
Thậm chí, tại chính các văn bản do Bộ GDĐT cũng không thống nhất theo quy định này. Trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, Bộ GDĐT xác định cần thiết phải thống nhất quy định về chính tả trong SGK mới.
Tại sao phải có chuẩn?
GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông – cho biết: Trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 88 của Quốc hội khuyến khích nhiều tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK.
Nếu không có quy định thống nhất sẽ khó tránh khỏi tình trạng mỗi SGK viết một cách, gây khó khăn cho việc dạy, học và đánh giá kết quả giáo dục.
Trước yêu cầu đó, Bộ GDĐT đang tổ chức biên soạn văn bản quy định về chính tả trong SGK mới.
Thực tế cho đến nay, Bộ GDĐT đã có 3 văn bản quy định về chính tả trong SGK là: Văn bản do Bộ GD ký với Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam năm 1980; văn bản do Bộ trưởng Bộ GD Nguyễn Thị Bình ký năm 1984; văn bản do Thứ trưởng Bộ GDĐT Đặng Huỳnh Mai ký năm 2003.
Giữa các văn bản này có nhiều quy định thống nhất, nhưng cũng không ít quy định không thống nhất với nhau. Một số quy định không còn phù hợp với bối cảnh mới.
Vì thế, việc có một quy định có tính pháp lý để thống nhất chính tả trong SGK là cần thiết.
Có đúng rằng quy định mới không thay đổi nhiều hay không?
Theo GS Thuyết, thực ra dự thảo quy định mới về chính tả không có gì thay đổi nhiều.
Điểm lớn nhất là thay đổi cách viết tên người, tên địa lý, thuật ngữ nước ngoài và cách đặt dấu thanh.
Nhưng nói cho đúng, về vấn đề này, dự thảo chỉ quay trở lại với những quy định đã có trong Quyết định số 240/QĐ ngày 5.3.1984 của Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình.
Nếu được lãnh đạo bộ đồng ý, dự thảo sẽ được đưa lên Cổng thông tin điện tử của bộ và các phương tiện thông tin đại chúng 2 tháng để xin ý kiến nhân dân.
Phạm vi áp dụng quy định này là chương trình, SGK mới. Việc sử dụng thống nhất trong toàn ngành giáo dục sẽ tạo ra một lớp người mới quen với cách viết này, dần dần những quy định mang tính hợp lý sẽ lan tỏa ra toàn xã hội.
Năm 2018 lôi lại quy định cách đây 34 năm để sử dụng lại
Quy định chính tả hiện tại phức tạp, gây khó khăn
Hiện nay, trong chính tả tiếng Việt (chữ Quốc ngữ), nhiều người vẫn còn lúng túng trong việc chọn “i” và “y” khi âm /i/ đứng làm âm chính trong âm tiết mở (không có âm cuối vần) sau các phụ âm như /h, k, l, m, s, t/. Do đó vẫn tồn tại hai cách viết khác như hi vọng/hy vọng, lí luận/lý luận/, công ti/công ty…
Sự “lúng túng” này xuất hiện thường xuyên từ các quy định của pháp luật, văn bản của các cơ quan chức năng, ban ngành đến ngôn ngữ sử dụng trên báo chí, giao tiếp trong đời sống.
Thậm chí, ngay cả tại Bộ GDĐT, mặc dù trong SGK đã có sự thống nhất nhất định khi chọn “i” để sử dụng, tuy nhiên trong các văn bản hành chính, chỉ đạo cũng chưa có sự thống nhất. Khảo sát ngẫu nhiên 5 văn bản, thông tư của Bộ GDĐT vẫn xuất hiện các chữ “lệch chuẩn” theo thống nhất chương trình giảng dạy của bộ như: Quy định, quản lý, tâm lý, quy chế, kỳ xét…
Quy định chính tả hiện tại được đánh giá là phức tạp, gây khó khăn, mất thời gian của người học. |
Xem qua cách viết trên các tờ báo lớn hiện nay
Các báo uy tín cung cấp thông tin hiện nay
Ngay bên dưới là 1 đoạn trích của văn bản hướng dẫn Luật về chữ ký số của VNPT
Theo PGS-TS Phạm Văn Tình – Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam: “Về cơ bản, tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương và dự thảo của Bộ GDĐT. Chính âm, chính tả là một yêu cầu quan trọng trong việc thể hiện chữ viết tiếng Việt.
Vì thế,
Cần có cách viết khoa học, hợp lý, phổ dụng đối với mọi người sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là đối với học sinh bậc học phổ thông.
- Chuẩn hoá chính tả cần phải thống nhất trong mọi cấp học.
- Cách tốt nhất là phải chuẩn hoá trong SGK để giáo viên và học sinh có căn cứ thực hiện”.
PGS-TS Tình đánh giá vướng mắc nhiều nhất, không chỉ trong SGK mà trong cả những văn bản xã hội đang thực hiện, nhất là báo chí truyền thông là tên riêng, tên địa lý nước ngoài, tiếng dân tộc.
Hiện tại, vấn đề này tồn tại mấy cách xử lý.
Dĩ nhiên, mỗi giải pháp đều có nhân tố hợp lý và có giá trị nhất định.
Nhưng ta phải hướng tới giải pháp chứa nhiều yếu tố tích cực, tiện dụng và hướng tới sự thống nhất chung với chính ta và với thế giới.
Việc sử dụng này phải có cơ sở khoa học, công trình nghiên cứu kỹ càng, có logic, không phải thích dùng thế nào thì cũng được.
Thậm chí cả văn bản của Luật Phòng Cháy Chữa Cháy cũng viết sai chính tả nếu như theo đúng quy định mới này.
Văn bản Chính phủ vẫn dùng “QUY ĐỊNH” thay vì “QUI ĐỊNH” như BGD yêu cầu.
>>> Về các quy định PCCC thì bạn hãy đọc ngay 20 quy định xử phạt PCCC khi không trang bị đúng Bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh.
Bắt đầu có mùi đổ lỗi rồi đây
Việc dùng nhầm lẫn là do thói quen bị sai của một số bộ phận trong xã hội và tư duy không muốn sửa.
Hơn thế, PSG.TS. Phạm Văn Tình còn là người biên tập chính cho cuốn kỷ yếu và đã đồng ý cho in bài tham luận của PGS.TS. Bùi Hiền vì tôn trọng ý kiến cá nhân. PGS.TS. Bùi Hiền đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết cho ý tưởng của ông.
Cũng theo ông Tình, không phải cứ cái gì lạ, khó thì ta lại chỉ trích, ném đá! “Tôi nhớ lại mấy năm trước đây, khi TS. Quách Tuấn Ngọc có đề xuất đưa thêm 4 chữ cái (F, J, F, W) vào Bảng chữ cái tiếng Việt cũng nhận được phản ứng rất gay gắt từ phía dư luận. |
Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam nhận định, khi thay đổi chuẩn, lúc đầu có thể có khó khăn với cả giáo viên và học sinh. Nhưng mọi việc sẽ vào guồng, ổn thoả.
Đồng quan điểm trên, giáo viên Nguyễn Thu Trang (bộ môn Ngữ văn, Trường THPT Đào Sơn Tây, quận Thủ Đức, TPHCM) cho rằng: Việc thống nhất chính tả tiếng Việt là rất cần thiết.
Theo Bộ GDĐT muộn nhất tháng 9.2018 phải hoàn thành việc soạn thảo Thông tư. Lúc đó, các tổ chức, cá nhân bắt đầu viết SGK và ngay từ đầu, viết sách theo đúng quy định thì sau này sẽ không phải sửa nữa.
>>> Lầm tưởng chết người về nổ bếp gas mà ai cũng mắc phải
>>> Bốc phốt !!! 7 loại trái cây chứa nhiều thuốc trừ sâu gây bệnh ung thư
>>> MẶT NẠ PHÒNG ĐỘC LÀ GÌ VÀ CÓ CÔNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO BẢO VỆ BẠN TRƯỚC “Sát thủ giấu mặt” Ô NHIỄM ?
BÀI VIẾT ĐƯỢC YÊU THÍCH
- Các thiết bị PCCC trẻ em có thể sử dụng
- Học mẹ Nhật dạy bé 7 kỹ năng phản ứng khi có đám cháy thật tuyệt vời
- Tập huấn phòng cháy chữa cháy cho 16 tỉnh, thành phố
- Đèn chiếu sáng sự cố thoát hiểm giá rẻ TPHCM-0913.801.891
- PCCC- hưởng ứng tháng Phòng chống cháy nổ 2018
- Lợi ích từ việc tuân thủ lắp đặt đủ và đúng các đèn exit lối thoát
- 7 kỹ năng thoát hiểm cần thiết cho trẻ em khi gặp hỏa hoạn
- Hãy chủ động PCCC ngay trong tình huống bất ngờ
- Quy định về lối thoát hiểm khu dân cư như thế nào?
- Nguy cơ cháy nổ do thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã