Dạy con cách thoát hiểm khi có cháy một kỷ năng mà ba mẹ ai cũng cần làm. Đâu phải lúc nào mình cũng ở gần bên con đâu, nên hãy dạy con cách tự bảo vệ trước khi sự việc đáng tiếc xảy ra.
Mỗi khi xảy ra hỏa hoạn, người Việt thường cảm thấy sợ hãi trước “bà hỏa” mà ít có khả năng, tư thế chủ động phòng chống và cũng ít được trang bị những kỹ năng sơ cứu, cứu nạn cơ bản.
Điều này trái ngược tại Nhật, nơi trẻ em ngay từ khi biết bò đã được giáo dục để làm quen với thảm họa và học những kỷ năng tự bảo vệ mình trước đám cháy.
- 18 loại bình chữa cháy dân dụng được nhiều người chọn dùng năm 2018
- 90% Các bạn không biết Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa đám cháy nào?
- Cách sử dụng bình chữa cháy bột đúng cách và an toàn nhất
HÔ TO KÊU GỌI SỰ CHÚ Ý
Khi thấy đám cháy dù nhỏ nhất hay ngửi thấy mùi cháy khét, thấy có khói bốc lên hoặc mùi lạ không giống thường ngày phải báo ngay cho người lớn như cha mẹ, ông bà hoặc cô giáo nếu đang ở trường.
Phải hét thật to “CÓ CHÁY” nhiều lần để gây sự chú ý cho nhiều người xung quanh.
Bạn phải dạy bé báo ngay cho người lớn và TUYỆT ĐỐI KHÔNG được đến gần nơi có cháy hay khói.
CHẠY RA NGOÀI LỐI THOÁT HIỂM GẦN NHẤT
Trường hợp ở nhà một mình, hãy chỉ cho bé những lối có thể thoát ra ngoài. Chẳng hạn nếu nhà đơn lẻ chỉ có một cửa ra, đó chính là lối thoát nạn. Nếu nhà có cửa trước và cửa sau đều dẫn ra ngoài thì 2 lối này thoát nạn được.
Còn nhà trên tầng, hãy thoát ra bằng cửa vào buồng thang bộ chống nhiễm khói. Dặn bé cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối không chần chừ mang theo đồ đạc hoặc nán lại gọi cứu hỏa.
Nhưng bạn cần chú ý, TUYỆT ĐỐI KHÔNG để bé ở nhà 1 mình dù bất kỳ trường hợp nào thì đã có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra khi ba mẹ khóa cửa bên ngoài và bé bị nhốt bên trong.
Khi này nếu có tình huống xấu nào xảy ra, bé sẽ hoảng loạn và không thể xử lý được.
DI CHUYỂN NHANH RA LỐI THOÁT HIỂM KHI NGHE CHUÔNG BÁO CHÁY KÊU
Trường hợp cửa khóa, nếu ngửi thấy mùi khét hoặc trông thấy khói, lửa cháy, phải cố gắng giữ bình tĩnh, kêu gọi sự trợ giúp của người lớn trong gia đình bằng cách hô lớn “cháy”.
Nếu ở nhà cao tầng hoặc khu chung cư, trẻ cần hô hoán báo động, kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người.Trường hợp cháy ở nơi khác, khi có chuông báo cháy thì cần nhanh chóng di chuyển để thoát nạn.
Bạn cần dặn dò trẻ cần chạy nhanh ra cửa thoát hiểm, không chần chừ nhặt đồ chơi hay quần áo.
Khi di chuyển nên mang theo khăn nhúng nước che mũi, miệng để thở. Nếu thấy các bác, cô, chú hàng xóm đang thoát nạn thì cầu cứu sự giúp đỡ và di chuyển cùng họ, bằng không hãy tự mình di chuyển.
DẠY TRẺ KHÔNG CHẠY VÀO THANG MÁY KHI CÓ CHÁY MÀ PHẢI ĐI THANG BỘ
Nếu ở chung cư, dạy trẻ hãy di chuyển từ cửa căn hộ, theo hành lang, đến cầu thang bộ hay cửa vào buồng thang bộ gần nhất (có chữ EXIT màu xanh).
Quan sát không có khói, hãy chạy xuống dưới mặt đất.
Dạy con cách thoát hiểm khi có cháy GỌI KHẨN CẤP 114 BÁO SỐ CĂN HỘ
Khi thấy khói ở cầu thang hoặc mở cửa buồng thang có khói, hãy tìm cầu thang bộ hoặc cửa vào buồng thang bộ khác gần đó.
Trường hợp toàn bộ đều có khói, hãy trở về căn hộ của mình, dùng điện thoại gọi 114 thông báo con đang ở phòng số mấy của tòa nhà đang cháy.
Bạn cần phải dạy con mình nhớ số địa chỉ nhà, số căn hộ để báo ngay cho lực lượng PCCC.
Bên cạnh đó, cần dùng khăn nhúng nước, chèn kín vào khe cửa căn hộ. Sau đó ra cửa sổ, ban công (ra hẳn ngoài ban công, đóng cửa ban công lại), dùng khăn, vải, áo sáng màu (màu đỏ là tốt nhất) vẫy và cầu cứu.
DI CHUYỂN BẰNG CÁCH BÒ SÁT ĐẤT KHÔNG ĐỨNG THẲNG
Phần lớn nạn nhân thiệt mạng trong các đám cháy do ngạt, ngộ độc khói và khí độc kèm trong khói.
Do đó trong quá trình di chuyển thấy khói, hãy dạy bé dùng khăn hay vải thấm nước buộc quanh mặt ra sau tai hoặc bịt lên miệng, mũi để hô hấp.
Khi di chuyển cúi người ở tư thế đi khom, hạ thấp hoặc bò sát mặt đất, men theo tường để tìm lối ra.
Nếu gia đình tự trang bị bình chữa cháy mini nên hướng dẫn trẻ cách sử dụng chữa đám lửa nhỏ nếu độ tuổi của bé có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi tốt.
Không dạy trẻ dùng nước hắt vào đám lửa đề phòng trường hợp cháy thiết bị điện có thể gây hậu quả lớn.
TUYỆT ĐỐI KHÔNG QUAY LẠI NƠI CÓ ĐÁM CHÁY dù bất kỳ lý do nào.
Ông bà ta cũng có câu “Phòng cháy hơn chữa cháy”
Chính vì thế,
Nếu ở nhà bạn cần nên dọn dẹp và kiểm tra kỹ những đồ vật dễ bắt lửa như điện, hệ thống dây điện hay bật lửa, các thiết bị máy móc để đảm bảo không gây ra sự cố cháy nổ.
Bên cạnh đó,
Khi nấu ăn cần tắt bếp kỹ lưỡng và kiểm tra lại thêm lần nữa để đảm bảo đã tắt hẳn lửa ở bếp gas, nồi cơm điện phải được rút điện sau khi nấu.
Không để giấy vụn, vải vóc, quần áo, chăn nệm gối đè lên các dây điện hay gần các vật dễ gây cháy.
Và 1 điều quan trọng, bạn cần trang bị cho chính ngôi nhà bạn một thiết bị chữa cháy để xử lý ngay đám cháy khi vừa khởi phát, tránh gây ra những hậu quả nghiệm trọng hơn.
Lời khuyên cho bạn
>>> Hãy xem ngay các loại bình chữa cháy tiện dụng cho gia đình để đảm bảo an toàn cho con yêu và ngôi nhà thân yêu của bạn nhé.