Những tháng cuối năm, các xưởng làm đồ gỗ thủ công mĩ nghệ tại xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội dường như càng thêm tất bật. Trong xưởng, công nhân làm việc hối hả. Ngoài đường, các xe ô tô chở gỗ qua lại nhộn nhịp. Cùng với xưởng mộc, các xưởng phun sơn cũng hoạt động hết công suất.
Theo chân một người phụ trách môi trường làng nghề của xã, phóng viên có mặt tại xưởng sản xuất của ông Nguyệt Việt Hải (SN 1964, thôn Thiết Úng, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội). Đây là một xưởng chỉ chuyên về phun sơn, mới thành lập được bốn năm nay.
Cùng với xưởng của ông Hải, tính riêng trong thôn Thiết Úng còn có 5 đến 6 xưởng chuyên phun sơn khác nữa.
Xưởng của ông Hải được ngăn thành hai căn phòng nhỏ. Căn phòng phía ngoài bày la liệt những bức tượng nhỏ, tượng to vừa được phun sơn hoặc đang đợi để phun. Căn phòng nhỏ phía trong là nơi dành cho thợ phun làm việc. Mới đặt chân đến cửa, đã ngửi thấy nồng nặc mùi xăng lẫn với mùi hóa chất của sơn.
Tưởng là khách đến lấy hàng, những người thợ của ông Hải khuyên chúng tôi nên ra ngoài, đợi phun xong hãy vào vì mùi sơn không tốt cho sức khỏe. Ở xưởng của ông Hải, những người thợ phun đều được trả lương theo công nhật với mức 500 ngàn đồng/người/ngày, chưa trừ tiền ăn.
Những người thợ này đều đã có kinh nghiệm phun sơn lâu năm, đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau.
Anh Cao Văn Mai (41 tuổi, quê Nông Cống, Thanh Hóa), thợ phun trong xưởng của ông Hải thật thà cho biết: “Mức lương này chưa là gì so với nhiều thợ phun khác”.
Thật vậy, tại thôn Bồng Lai (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) vài năm trở lại đây, những căn nhà tầng khang trang bắt đầu mọc lên như nấm. Thôn nằm giáp với hai xã Liên Hồng, Liên Hà, là những xã có nghề mộc truyền thống nên thanh niên làng Bồng đến đó làm việc rất nhiều.
Ban đầu là làm mộc, sau một số người thấy nghề mộc thu nhập không cao bằng nghề phun sơn nên chuyển sang đi làm phun sơn.
Anh Trần Kim Dung (SN 1980), một thợ phun có thâm niên 20 năm trong nghề ở làng Bồng chia sẻ: “Nghề phun sơn này làm nhiều thì thu nhập nhiều, làm ít thu nhập ít. Họ làm theo diện khoán sản phẩm chứ không phải theo ngày công như một số nơi.
Với hình thức làm khoán, thu nhập hàng tháng được 20 đến 30 triệu đồng là bình thường, có người làm nhanh còn được 40 triệu một tháng. Như trường hợp của Cường và Dương ở xóm Nam, mới làm nghề được mấy năm mà họ đã xây được căn nhà ba, bốn tầng rất khang trang”.
Trả giá bằng sức khỏe
Để có được thu nhập “khủng”, người thợ này phải làm quần quật suốt từ sáng sớm cho đến 10 giờ, 12 giờ đêm. Sự lao lực cộng với việc phải làm việc trong môi trường ô nhiễm khiến sức khỏe của họ bị đe dọa nghiêm trọng.
Thế nhưng, trong xưởng phun sơn của ông Hải, những chiếc mặt nạ khí bỏ không treo lủng lẳng trên tường trong khi những người thợ lại dùng một chiếc khẩu trang mỏng dính để cản hóa chất xâm nhập, không đeo găng tay, không mặc áo bảo hộ…
Họ không ngần ngại cho biết: “Khi nào mình bắn (phun) cái lớn thì mới dùng đồ bảo hộ, cái nhỏ thì thôi, mất công tháo ra tháo vào mất việc lắm. Cũng một phần do lười nên không đeo”.
Cũng vì do “lười nên không đeo” nên anh Nguyễn Văn Tuấn (30 tuổi, quê huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) luôn cảm thấy khó thở và hay ho, nhiều khi ho đến tức thở. Anh Cao Văn Mai cũng bắt đầu lo lắng, nghi ngờ mình viêm xoang…
Cán bộ môi trường xã Vân Hà cho biết: “Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và cả những hộ dân sống xung quanh, chủ các xưởng phun sơn cũng phải trang bị đầy đủ máy móc, quạt hút, quạt thông gió, bể hút… để tránh các mùi hóa chất độc hại từ sơn bị khuếch tán sang xung quanh.
Thế nhưng, những cơ sở được trang bị đầy đủ và đạt được tiêu chí an toàn như xưởng của ông Hải không nhiều. Rất nhiều các hộ nhỏ lẻ vẫn mang ra phun trước cửa nhà, gây ảnh hưởng đến các gia đình khác, nhất là những nhà có người già và trẻ em”.
Theo các chuyên gia, khi hành nghề, người thợ phải mang dụng cụ bảo hộ đúng quy cách: khẩu trang, kính bảo vệ mắt, quần áo lao động, đứng ở nơi đầu ngọn gió, tạo sự thông thoáng cho khu vực làm việc và khám sức khỏe định kỳ.
Nhưng có mấy người thợ phun sơn đã biết và thực hiện được điều này. Vì mưu sinh họ vẫn đang ngày ngày bán sức khỏe để mua lại sự đổi thay cuộc đời.
Hệ lụy khủng khiếp
Theo chia sẻ của chuyên gia y tế, trong sơn có nhiều hóa chất đặc biệt rất có hại cho đường hô hấp, nhất là khi hít vào sâu trong các tiểu phế quản, phế nang như các chất polyme, nhựa alkyd, nhựa vinly, nhựa PU, xylene, methanol, Ethyl Acetate, Butyl Cellosove, các chất Fe, Cr, Zn, các loại Oxyt…
Khi phun, các hạt sơn bay trong không khí, nếu hít phải các hạt sơn có kích thước lớn sẽ bị giữ lại ở mũi, các hạt sơn vô cùng nhỏ bé sẽ bị cuốn sâu vào trong phế quản, tiểu phế quản.
Chúng kích thích các phế quản, tiểu phế quản gây co thắt, phản ứng viêm, tăng tiết đàm nhớt. Chúng khuếch tán, thâm nhập vào phế nang, làm tổn thương phế nang, sự trao đổi khí bị cản trở nên gây ho, gây khó thở. Nếu để kéo dài sẽ gây viêm phế quản, viêm phổi…
ĐỂ PHÒNG TRÁNH NHIỄM ĐỘC THỦY NGÂN LỜI KHUYÊN CỦA CÁC CHUYÊN GIA CHO BẠN LÀ
DÙNG MẶT NẠ PHÒNG ĐỘC
Mặt nạ nguyên mặt series 6800 của 3M™ dùng với hệ thống phin lọc 3M™ Bayonet, dễ dàng lắp ráp. Các hệ thống này phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau, bảo vệ chống lại bụi và một loại các loại hơi hữu cơ, thủy ngân độc hại và gas.
Lớp phin này hoạt động dựa trên 1 trong 3 cơ chế là hấp thụ, hấp phụ và xúc tác, hoặc có thể kết hợp cả 3 cơ chế trên. Công dụng cụ thể của từng loại mặt nạ chống độc sẽ phụ thuộc vào tác dụng của lớp phin lọc độc này, do từng cơ chế lọc độc chỉ có tác dụng với một hoặc một số loại khí độc nhất định.
Mặt nạ phòng độc 3M 6800 có 3 kích cỡ khi đeo mặt nạ sẽ che kín khuôn mặt, chống được các loại hóa chất độc hại, khí, khói độc.
AN Phúc địa chỉ mua bán Mặt nạ phòng khí độc, hơi độc cao cấp, chính hãng, có tem kiểm định
an toàn. Mặt nạ được sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Liên Xô, Nga, Trung Quốc. Giao hàng tận nơi tại HCM, Hà Nội cùng các tỉnh khác trên toàn quốc. 100% an toàn và thoải mái, dễ dàng cho ngươi dùng.
Địa chỉ: Số 59 Xuân Hồng, P.12, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Email : kinhdoanh@pcccanphuc.vn
Số điện thoại: Điện thoại: 028.62860099 Hotline: 0933.801.891