0933801891
1
Bạn cần hỗ trợ?

Cháy, nổ phòng thí nghiệm bạn phải làm gì

An toàn là bạn, tai nạn là thù” không chỉ cháy nổ có ở các công trường xây dựng mà cháy nổ còn xuất hiện ở các phòng thí nghiệm. Yêu cầu an toàn ở phòng thí nghiệm không chỉ là đề phòng hỏa hoạn, tai nạn điện giật, an toàn về sức khỏe của nhân viên mà còn yêu cầu an toàn đối với vi sinh vật gây bệnh, an toàn cho môi trường xung quanh.

Mọi tai nạn trong phòng thí nghiệm đều có thể phòng ngừa nếu bạn thực hiện đúng các chỉ dẫn hoặc các qui định của phòng thí nghiệm. Theo báo vnexpress.net đưa tin trong cuối giờ thực hành Hóa học ngày 05/01/2017, tại trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng (Hà Nội); sau giờ giờ thực hành các em học sinh nghịch làm nổ chai nhựa dẫn đến 03 em học sinh bị bỏng, trong đó có em D.A bị bỏng cấp độ 3.

Phòng thí nghiệm, thực nghiệm là nơi tập trung tài sản có giá trị lớn về kinh tế và khoa học kỹ thuật: Hệ thống máy vi tính, máy điều hoà nhiệt độ, máy hút ẩm cùng hệ thống thiết bị điện, phục vụ cho giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, thông thường phòng máy vi tính được trang bị hệ thống rèm cửa  tránh chói sáng và hệ thống bàn gỗ, giá kệ kê máy, do vậy tải trọng chất cháy tăng lên rất nhiều.

Tại các phòng máy tính là nơi có nguy hiểm cháy cao bởi sự xuất hiện nguồn nhiệt do ngắn mạch, quá tải trên hệ thống dây dẫn điện. Đặc điểm nguy hiểm cháy xảy ra trong phòng máy vi tính khi học sinh thực hành dễ dẫn đến hoảng loạn do sợ bị điện giật, do có nhiều khói khí độc tỏa ra khi cháy nhựa, bàn ghế trong điều kiện thiếu khí. 

Cháy nổ phòng thí nghiệm  thường là những đám cháy hóa chất.

Tuy nhiên, khác với một đám cháy hóa chất thông thường xảy ra tại các nhà máy hóa chất, số lượng hóa chất gây cháy trong phòng thí nghiệm hóa học không lớn, tuy nhiên chủng loại hóa chất trong phòng thí nghiệm rất phong phú và có những hóa chất đặc biệt nguy hiểm khi xảy ra cháy nổ như kim loại kiềm, kiềm thổ, axít các loại bình nén khí oxi, cồn 90o, các hidrocacbon…

Xác định cháy, nổ tại phòng thí nghiệm nói chung và trường học nói riêng thường gây tâm lý hoang mang cho người dân và gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đông. Trong thời gian qua, Cảnh sát PC&CC đã chủ động phối hợp với các Trường học phổ thông, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCCC và thực hành kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra cho các đối tượng là giáo viên và học sinh, sinh viên, trong nội dung tuyên truyền luôn chú trọng phân tích và đề ra các biện pháp an toàn PCCC tại phòng thí nghiệm.

Trong trường hợp xảy ra cháy, nổ thì cách tốt nhất mà giáo viên và học sinh nên làm là gì?

Khi phòng thí nghiệm hóa học bị cháy, cần lưu ý:

– Ngắt toàn bộ hệ thống điện

– Đưa toàn bộ các hóa chất chưa bị cháy ra ngoài, chú ý sự nguy hiểm và độc hại của chúng, đặc biệt là các hóa chất có dán nhãn nguy hiểm cháy nổ.

– Căn cứ vào loại hóa chất có mặt chủ yếu trong PTN mà sử dụng các phương tiện và chất chữa cháy phù hợp. Cụ thể như sau:

Nước: Nước có tác dụng thấm ướt, làm nguội, dập tắt lửa và đề phòng lửa lan rộng khi phun lên các vật liệu chưa kịp di chuyển ở gần chỗ cháy. Tốt nhất là sử dụng nước phun tia nhỏ với giọt nước có kích thước cỡ 0,3-0,8 mm. Nước sử dụng có hiệu quả khi dập cháy các vật rắn thông thường như gỗ, giấy, than, cao su, vải và một số chất lỏng hòa tan trong nước (axit hữu cơ, axeton, rượu bậc thấp)

Không sử dụng nước khi chữa cháy trong phòng thí nghiệm:

Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị đang có điện.

Không được sử dụng nước trong khu vực cháy có các chất phản ứng mạnh với nước

Không được sử dụng nước dập đám cháy hydrocacbon và các chất lỏng không hòa tan trong nước là có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Các chất này nổi lên mặt nước và làm đám cháy lan rộng

Không được sử dụng nước vì rất nguy hiểm khi cháy do dầu, các chất lỏng có nhiệt độ cao hoặc các chất rắn nóng chảy dễ sôi, nổ, sủi bọt…

Nước có thể làm hư hỏng nhiều loại máy móc thiết bị

Bình CO2CO2 được nén áp suất cao (thường là 60atm). Khi CO2 lỏng bay hơi sẽ làm lạnh và bao phủ vùng cháy bởi dạng tuyết khô.

Ưu điểm: Dễ sử dụng, nhất là trong các đám cháy nhỏ, CO2 không làm hư hỏng máy móc thiết bị, kể cả thiết bị đang có điện. Lượng CO2 trong bình được xác định bằng cách cân bình.

Không được sử dụng CO2 trong các trường hợp sau:

– Cháy quần áo trên người (do tuyết CO2 lạnh sẽ làm hại phần da hở)

– Cháy kim loại kiềm, magie, các chất cháy có khả năng tách oxy (peroxit, clorat, nitrat kali, permanganat…), các chất lỏng cơ kim như nhôm ankyl (tuy nhiên khi kim loại kiềm và các chất cơ kim đang sử dụng trong dung môi hữu cơ cháy mà vẫn có thể sử dụng CO2)

–  CO2 ít hiệu quả khi dập lửa do các vật liệu mục nát cháy

Khi nào không dùng bình chữa cháy CO2
Khi nào không dùng bình chữa cháy CO2

Vải Amian: Dùng để dập cháy ở diện tích nhỏ (<1 m2). Vải amian không cháy, ngăn cách oxy không khí với vật cháy để dập lửa. Chỉ mở vải amian phủ lên đám cháy khi nhiệt độ đã xuống thấp, tránh sự bùng cháy trở lại của vật liệu dễ cháy. Để làm nguội nhanh, có thể dùng bình bọt CO2 phun lên vải amian để dập lửa khi cháy quần áo trên người. Tuy nhiên amian là vật liệu bị hạn chế sử dụng vì có thể gây độc hại cho con người.

Cát khô: Cát khô có thể sử dụng để dập đám cháy chứa những lượng nhỏ chất lỏng, chất rắn khi không được dùng nước để dập cháy.

Bình bọt hóa học cầm tay:

Bình chứa dung dịch Natri bicarbonat (NaHCO3) và chất hoạt động bề mặt, trong bình còn có một cốc thủy tinh hoặc PE chứa axit sulfuric hoặc hổn hợp axit sunfuric và sắt sulfat Sử dụng: Lật ngược bình, NaHCO3 phản ứng với axit sunfuric sinh ra CO2 tạo bọt, cách ly ngọn lửa và không khí, làm nguội vật cháy.

Nhược điểm: Bọt chứa axit và muối → dẫn điện tốt → chỉ sử dụng khi đã ngắt mọi nguồn điện. Không sử dụng được ở nơi có các chất có thể phản ứng với nước gây nổ, tách khí cháy, khí ăn mòn, tỏa nhiêt… (VD: có hóa chất peroxit, hidrua, cacbua, anhidrit, cơ kim…). Không sử dụng được ở nơi có thiết bị, hóa chất có thể bị ăn mòn, hư hỏng vì bọt chữa cháy. Thường chỉ dùng để dập các đám cháy lớn khi các phương tiện khác ít hiệu quả.

Bình chữa cháy có nhiều giá với các công dụng khác nhau, chọn loại nào?
Bình chữa cháy có nhiều giá với các công dụng khác nhau, chọn loại nào?

>>> Thì phải xem ngay 29 loại bình chữa cháy An Phúc cung cấp giúp bạn không mua phải hàng giả không có hạn bảo hành rõ ràng nhé.

Bình bọt khí cầm tay: Chứa dung dịch chất tạo bọt nồng độ 6% + CO2 nén nạp riêngSử dụng khi bật khóa, CO2 tạo áp suất khoảng 10atm, phun ra kéo theo dung dịch tạo bọt

Nhược điểm: Giống bình tạo bọt hóa học cầm tay

Bình chữa cháy mới 100% được bảo hành 12 tháng
Bình chữa cháy mới 100% được bảo hành 12 tháng

Bình bột cầm tay: Bình chứa bột dập cháy (VD: natri cacbonat và phụ gia, amoni phosphat và phụ gia, hoặc một số chất khác) + khí trơ nén trong một bình nhỏ gắn với vỏ bình. Sử dụng để dập cháy khi không có các phương tiện dập cháy khác, hoặc các phương tiện dập cháy khác kém hiệu quảHiệu quả tốt khi dập các đám cháy kim loại kiềm, kiềm thổ, cơ kim, hydrua kim loại. Ít độc hại, ít hoặc không làm hư hỏng thiết bị, không có nguy cơ bị điện giật.

Bình chữa cháy mới được dán tem bảo hành khi mua tại An Phúc
Bình chữa cháy mới được dán tem bảo hành khi mua tại An Phúc

Nhược điểm: Lớp bột phủ phải đủ dày để không bị cháy bùng trở lại. Tùy bột nạp bình mà phạm vi sử dụng khác nhau

VD: Natri bicacbonat không sử dụng cho đám cháy kim loại kiềm vì khi nóng nó phân hủy thành CO2 và H2O, các chất còn lại tương tác với kim loại kiềm nóng và làm chúng cháy mạnh hơn.

Sản phẩm đang được cung cấp tại:

Địa Chỉ: 59 Xuân Hồng, P.12, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline  0933.801.891, 0938.100.114

Hotline mặt nạ phòng độc, 0917.337.079 

Cùng đọc ngay những bài viết cứu mạng cho bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *