0933801891
1
Bạn cần hỗ trợ?

Tết 2018 Cúng ông Táo ông Công khấn thế nào cho đúng để được nhiều lộc

Văn cúng khấn ông Công, ông Táo chính là một nghi thức không thể thiếu trong ngày con cháu làm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về chầu trời.

Sắp tới ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), một số bạn đọc thắc mắc: Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất? Có thể cúng ông Công ông Táo từ những ngày trước ngày 23 tháng Chạp được không?

Phong tục thờ cúng ông Táo ông Công ngày tết

Theo truyền thuyết, hằng năm, Táo Quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện-ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Sắp tới ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), một số bạn đọc thắc mắc: Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất?
Sắp tới ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp), một số bạn đọc thắc mắc: Nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất?

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn nên hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ gồm có ba bộ mã, hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà.

Ngoài ra,

Còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Những đồ “vàng mã” sẽ được đốt đi sau lễ cúng

Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Ông Táo tượng trưng cho 3 vị Táo Quân luôn hết lòng giúp đỡ người lương thiện
Ông Táo tượng trưng cho 3 vị Táo Quân luôn hết lòng giúp đỡ người lương thiện

Theo truyền thuyết trong ngày 23 tháp chạp (23 tết) đến 30 tết thì ông Táo không có ở nhà bạn.

Điều này cũng đồng nghĩa không ai canh bếp núc cho bạn.

Nên

Những ngày này nhiều thành phần khuất mày khuất mặt hay quậy phá khu bếp, bạn nên coi sóc bếp núc, tắt lửa kỹ lưỡng để tránh hỏa hoạn nhé.

Nếu là một người vợ quan tâm chồng con thì bạn nên nhắc chồng, mua một chiếc bình chữa cháy ở nhà để đề phòng các tình trạng như cháy do chập điện hay phực lửa bếp gas gây nguy hiểm cho gia đình nhé. Gí chỉ 140.000 mà an tâm cả làng, mẹ chồng còn khen giỏi.

Và còn 1 điều quan trọng nữa đó là

>> Đừng chỉ để ý đến giá bình chữa cháy mắc hay rẻ mà còn phải biết cách sử dụng bình chữa cháy đúng cách nữa nhé bạn.

Yên tâm ăn tết 2018 không lo cháy nổ vì đã có biện pháp PCCC rồi ^^

Bài khấn cúng ông Táo như thế nào?

Trước khi cúng ông Táo thì bạn cũng nên chú ý một vấn đề về bàn thờ nhé.

>>> Xem ngay Cách dọn dẹp bàn thờ Tết để không phạm phải cấm kỵ gây tiêu tài tán lộc cho gia đình nhé.

Sau đây, là hai bài văn cúng khấn ông Công, ông Táo phổ biến của người Việt ta.

Bài 1: Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam 

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Văn khấn ông táo
Văn khấn ông táo

Bài 2: Văn khấn ông Táo, bài cúng ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :………….

Ngụ tại :…………………..

Nhằm ngày 23 tháng Chạp , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , xiêm hài áo mũ , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án , dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Đồ cúng ông Táo gồm những gì?

Theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là trong khoảng thời gian tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng nên tiến hành trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) vì đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời.

Về lễ vật bắt buộc có trong lễ cúng ông Công ông Táo, dân gian vẫn quan niệm phải có 3 bộ mũ, áo (hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà) vì sự tích Táo quân gắn liền với huyền tích ‘hai ông một bà’.

Lễ cúng ông táo phải có trang phục hầu Ngọc Hoàng
Lễ cúng ông táo phải có trang phục hầu Ngọc Hoàng

Bên cạnh đó

Ông Táo là vị thần vui vẻ, phù hộ gia đình nên bạn có thể cúng cơm canh tùy theo hoàn cảnh gia đình.

Chỉ cần tươm tất là đủ, không cần quá phô trương rườm rà

Lễ cúng ông táo phải có trang phục hầu Ngọc Hoàng
Mâm cơm cúng ông táo

Để ông Công ông Táo có phương tiện về chầu trời, người ta hay cúng 3 con cá chép còn sống, sau đó sẽ phóng sinh ra ao, hồ hay sông suối.

Lý do chọn cá chép là bởi loài cá này gắn liền với quan niệm ‘cá chép vượt vũ môn’ hay ‘cá chép hóa rồng’ nên có khả năng đưa các Táo lên trời.

Văn khấn cúng rước ông táo ngày 30 tết

Từ 23h đến 23h45 đêm giao thừa, lễ vật giống như đưa ông táo
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)
Việt Nam quốc, …..tỉnh,……huyện…..đường phố, số nhà….
Hôm nay ngày….tháng….. năm
Đệ tử họ tên……..
Kính cáo hoàng thiên, kính xin hậu thổ, chúa đất trong nhà, kính xin tất cả. Đầu năm, năm….
vào nhà, giao thừa đúng lễ, tục gia dưới trần. Một năm kính tiễn thần về, hôm nay đáo lai thỉnh Ngài Táo Quân minh niên năm mới năm….
.con rước thỉnh ngài về nơi gia đạo, ngự trị ngôi gia số nhà…..đường phố….
Cầu xin tam vị Táo quân, Táo phủ thần quan, Đông trù Tây mạng, nội gia viên trạch, nội gia viên trạch, ngũ phương ngũ hổ, chư vị tiền hiền, cai quản dân gian độ trì tất cả.
Hôm nay năm mới chuẩn bị giao thừa, giao kết âm dương, con rước chư thần về nơi gia trạch, ngôi gia nhà số……bảo hộ độ trì cùng năm mãn tháng, đến hạn tiễn đưa, ở lại ngôi gia độ trì đệ tử, quanh năm suốt tháng làm lụng vất vả, không được đủ đầy, lễ nghi không rõ, thiếu sót chúng sanh thành tâm kinh cáo.
Cung thỉnh Ngài về ngự giá ngôi gia, hóa giải cho chúng con bình an vộ sự, làm đâu được đó, thuận lợi gia đình, may mắn một năm cũng nhờ chư vị, chứng giám độ trì thành tâm khấn cẩn.
Cung thỉnh Ngài về ngôi gia đệ tử số nhà…Nhất tâm kính cáo, cầu nguyện hằng đêm, ban phước ban tài, ban cho gia đạo, lớn nhở trong nhà bình an khỏe mạnh, nhất dạ cầu mong, chư thần bảo hộ. A Di đà Phật.
Mâm cơm rước ông táo vào 30 tết
Mâm cơm rước ông táo vào 30 tết

Sau 30 tết lÀ ngày MÙNG 1 ngày quan trọng nhất trong năm.

10 ngôi chùa linh thiêng nhất Sài Gòn
10 ngôi chùa linh thiêng nhất Sài Gòn

>>> Bạn muốn cầu an, cầu tài thì phải đến ngay 10 ngôi chùa linh thiêng nhất Sài Gòn để cầu nguyện cho may mắn cảu năm Mậu Tuất nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *