0933801891
1
Bạn cần hỗ trợ?

Không được chủ quan, thờ ơ với “giặc lửa” nếu bạn không muốn chết!!!

# “Bên PCCC thứ nhất là phải biết tuyên truyền, thứ hai nữa là cảnh báo. Quan trọng là ý thức của mọi người”.

# “PCCC cơ sở là một đầu mối hết sức quan trọng. Vì thế, hàng tuần hàng tháng nên có những buổi diễn tập nội bộ, để cho những đồng nghiệp có ý thức tốt về PCCC”.

# “Nhiều khi đi ngoài đường những trụ chữa cháy có nhưng có một tuyến đường không có. Nhưng trụ chữa cháy đó vẫn còn nguyên vẹn để có sự cố gì thì lính cứu hỏa họ sẽ sử dụng để phun nước”.

# ‘Điều chúng ta thấy từ lực lượng PCCC là sự nhiệt tình tuy nhiên cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa có sự quản lý chặt chẽ. Những trang thiết cũng chưa đáp ứng như cầu thực tế. Các biện pháp cũng chưa đổi mới hơn. Đó là những vấn đề cần xem lại để cải thiện hơn”.

Theo báo cáo của Công an Tp.HCM với Đoàn giám sát Quốc hội ngày 20/3/2019,  chỉ tính riêng trên địa bàn TPHCM từ năm 2014 – 2018, thành phố xảy ra hơn 6.000 sự cố cháy khiến 85 người chết, hơn 200 người bị thương, thiệt hại về tài sản khoảng 8 tỉ đồng.

Cùng thời gian trên, thành phố còn xảy ra 13 vụ nổ khiến 10 người chết, 19 người bị thương, thiệt hại 160 triệu đồng. Cũng trong buổi làm việc tại Ủy ban nhân dân thành  phố với Đoàn giám sát Quốc hội, nhiều đại biểu đặt câu hỏi vì sao từ năm 2014- 2018, trong hơn 6.000 sự cố cháy xảy ra trên địa bàn TP mà tổ chữa cháy chuyên nghiệp chỉ đạt 25% hiệu quả?

Số lượng trụ nước cứu hỏa trên địa bàn đã trang bị đầy đủ như kế hoạch hay chưa ? Vì sao công tác thẩm duyệt và thẩm định các chung cư, nhà cao tầng bị chậm – đặc biệt là sau bài học vụ cháy chung cư Carina ?

Trả lời chất vấn, Đại tá Lê Tấn Bửu – Nguyên giám đốc Cảnh sát PCCC Tp.HCM cho biết, con số 25% là do phong trào PCCC toàn dân tại TP.HCM được triển khai khá mạnh nên 75% số vụ khi lực lượng PCCC chuyên nghiệp tới thì lực lượng PCCC tại chỗ và người dân đã xử lý.

Tuy nhiên, Đại tá Bửu cũng nhìn nhận còn gặp nhiều khó khăn khi xử lý các cơ sở, chung cư chưa nghiệm thu PCCC đã đưa dân vào ở giai đoạn trước năm 2001 và sau khi ban hành quy định. Chưa kể, năng lực quản lý của ban quản trị, chủ đầu tư còn nhiều bất cập và yếu kém.

Không chỉ khó khăn về việc thẩm duyệt tại các chung cư, nhà cao tầng về công tác PCCC do các quy định được thực hiện ở thời điểm trước và sau năm 2001, theo Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng – Phó Giám đốc Công An TPHCM, trong khi ý thức của người dân và chủ đầu tư về PCCC còn yếu kém thì quy định về thanh tra, kiểm tra PCCC tại chung cư và các tòa nhà hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập.

Lúng túng trong công tác kiểm tra, song Đại tá Nguyễn Thanh Hưởng cho biết thêm Cảnh sát PCCC còn gặp khó trong việc điều tra các án cháy lớn, gậy thiệt hại về người, do thẩm quyền chỉ dừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, cần xem xét lại thẩm quyền giữa Cảnh sát PCCC và Cảnh sát điều tra, để đẩy nhanh kết quả điều tra các án cháy, không để kéo dài như hiện nay.

Ngoài văn bản pháp luật chồng chéo, hiện cơ sở hạ tầng chữa cháy thành phố được đầu tư rất hạn chế. Theo quy hoạch đến năm 2025, TP cần có khoảng 25.000 trụ nước nhưng thực tế thành phố mới có khoảng 10.000 trụ nước, đã vậy còn bị hư hỏng không đủ để phục vụ công tác PCCC. Song, nguồn kinh phí sửa chữa chủ yếu do Cảnh sát PCCC phối hợp Tổng công ty cấp nước thành phố phối hợp, trong khi kinh phí của thành phố còn vướng mắc ở về khung giá.

Trước khó khăn trên, Đại tá Lê Tấn Bửu kiến nghị:

“Với trách nhiệm là những người PCCC, tôi tha thiết đề nghị nên tiếp tục thực hiện trong điều kiện hiện tại. Ít nhất là hệ thống tổ chức của các đơn vị PCCC, thứ hai phát triển hệ thống cấp nước, thứ ba đầu tư trang bị phương tiện. Trên cơ sở đó, vừa trăn trở vừa kính mong lãnh đạo thành phố cho tiếp tục dự án ngành PCCC trong thời gian tới”.

Như vậy, đầu tư trang bị hạ tầng kĩ thuật cho công tác PCCC, phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, siết chặt quản lý PCCC tại chung cư và toà nhà cao tầng… là các vấn đề cần được chú trọng thường xuyên, nhất là trong thời điểm nắng nóng hiện nay, nhằm duy trì hoạt động PCCC hiệu quả tại Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Không được chủ quan, thờ ơ với “giặc lửa” (bình luận của nhà báo Bùi Trọng Điển)

Công tác phòng cháy chữa cháy luôn là điểm nóng cần được quan tâm tại các đô thị. Trong đó, Hà Nội và Tp.HCM có mật độ dân cư đông, tập trung nhiều khu công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, giao thông đông đúc… nếu công tác phòng cháy chữa cháy bị coi nhẹ hoặc buông lỏng, sẽ gây thiệt hại hết sức nặng nề. 

Một vụ cháy lớn ở quận 1 (Tp.HCM) ngày 9/3 

Những ngày qua, tại khu vực Nam bộ và TP Hồ Chí Minh, do ảnh hưởng của tia cực tím, nắng nóng trở lên bất thường, khiến mọi vật trở lên hanh khô. Đây chính là” mồi dẫn lửa”nếu có cháy xảy ra.

Trong thực tế, gần đây, tại TP Hồ Chí Minh đã liên tiếp xảy ra các vụ cháy gây thiêu rụi nhiều tài sản và hàng hóa của người dân thành phố. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là vẫn do sự chủ quan, bất cẩn của con người. Nhiều người trong sinh hoạt vẫn chưa hình thành thói quen đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong việc sử dụng các thiết bị điện; sử dụng bếp ga, củi lửa vv…

Có thể thấy rất rõ điều này khi đến các khu dân cư, chung cư kể cả cơ quan công sở, tình trạng sử dụng điện bừa bãi, không được quản lý vẫn diễn ra phổ biến; ra khỏi nhà, khỏi phòng thường xuyên không tắt đèn, tắt quạt; tắt các vật dụng đang sử dụng điện. Gây nguy cơ cháy nổ rất cao. Đó là chưa kể, với hệ thống mạng lưới điện cũ kỹ; các vật dụng xuống cấp, hư hỏng, rất dễ gây chập điện. Mặc dù các ngành chức năng đã có khuyến cáo nhưng tính chủ quan, thờ ơ đã khiến nhiều người lãnh hậu quả lớn.

Bài học về cháy chung cư Carina cách đây đúng một năm cướp đi sinh mạng của 13 người rất đau xót. Khi cháy lớn xảy ra mới vỡ lẽ các kiến thức, kỹ năng cơ bản về phóng cháy chữa cháy đã không được nhiều người chú ý, nhất là kỹ năng thoát hiểm trong tình trạng khẩn cấp.

Một thực trạng đáng báo động nữa hiện nay ở TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác trong cả nước là tốc độ đô thị hóa rất nhanh; các chung cư, tòa nhà cao tầng mọc lên san sát.

Tuy nhiên , ở nhiều nơi, việc đảm bảo phòng cháy chữa cháy được các chủ đầu tư làm qua loa, chiếu lệ; thậm chí chỉ làm để đối phó; trong khi ngành chức năng lại không sâu sát, dễ dàng bỏ qua khi nghiệm thu. Điều này sẽ rất nguy hiểm khi các tòa nhà đưa dân vào ở và khi cháy nổ xảy ra.

Đối với công tác phòng cháy chữa cháy của ngành chức năng mà cụ thể ở đây là lực lượng cảnh sát PCCC cũng nổi lên những  bất cập như trụ nước ở nhiều không có; trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ PCCC lạc hậu, thiếu thốn. Tính liên kết, phối hợp giữa lực lượng PCCC với các ngành xây dựng, đô thị trong công tác này nhiều nơi rất lỏng lẻo.

Đó là chưa kể văn bản, quy phạm pháp luật về PCCC vẫn chưa hoàn chỉnh, bất cập; gây khó cho việc kiểm tra cũng như xử lý các vi phạm về PCCC.

Nam bộ và TP Hồ Chí Minh đang bước vào mùa khô, nguy cơ cháy nổ rình rập khắp nơi. Hồi chuông báo động về công tác PCCC cần được tiếp tục gióng lên để cảnh tỉnh bất cứ ai từ người dân đến cơ quan chức năng phải thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về PCCC; không được chủ quan, thờ ơ với “giặc lửa”.

Có như vậy mới mong đảm bảo an toàn trong những tháng mùa khô cao điểm này; hạn chế thấp nhất các thiệt hại về người và của khi cháy nổ xảy ra.

Mỗi cá nhân, cơ quan và nhất là các chung cư, nhà cao tầng cần trang bị các thiết bị chữa cháy, bình cứu hỏa để bảo vệ tính mạng của chính bản thân và gia đình.

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY AN PHÚC

An Phúc tự hào là đơn vị cung cấp các thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp – Đảm bảo an toàn và Chính Hãng

Địa chỉ: Số 59 Xuân Hồng, P.12, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: kinhdoanh@pcccanphuc.vn

Số điện thoại thiết bị:0913.801.891, 0938.100.114
Số điện thoại mặt nạ phòng độc: 0917.337.079
Hệ thống website: www.pcccsaigon.net – pcccanphuc.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *