Mặt nạ phòng độc trong ngành dệt may
Ngành dệt may công nghiệp từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế cũng như phục vụ đời sống của con người. Khi ngành dệt ngày càng được cải tiến với những kỹ thuật hiện đại thì môi trường lại càng bị tác động nghiêm trọng. Các sản phẩm càng bắt mắt và đa dạng thì những chất thải từ ngành công nghiệp này càng nguy hại và có tác động không lường đến hệ sinh thái. Những chất thải ngành dệt may đang trở thành một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.
Quy trình ngành dệt may
Ngành dệt may có một quy hình hoạt động vô cùng phức tạp và áp dụng nhiều loại máy móc khác nhau. Trong cả quá trình, rất nhiều loại hóa chất được sử dụng để tạo nên vải dệt. Do đó, lượng chất thải ngành dệt may là vô cùng lớn. Đầu tiên, bông sau khi nhập về sẽ được xử lí để loại bỏ tạp chất và thu được các sợi bông phẳng, làm nguyên liệu chuẩn bị dệt. Sau khi có sợi phẳng, người ta tiến hành phủ keo để sợi dệt bóng và bền hơn. Sau quá trình dệt, các tấm vải mộc sẽ được đem đi tách phần hồ còn bám trên vải bằng phương pháp enzim hoặc axit.
Kế đến là công đoạn nấu tẩy vải. Những tấm vải mộc sau khi tách hồ được giặc sạch bằng xà phòng hoặc xút rồi đem đi nấu tẩy bằng hóa chất. Việc nấu vải trong dung dịch kiềm và các loại thuốc tẩy mạnh giúp loại bỏ hoàn toàn các tạp chất còn lưu lại nhằm giúp sợi vải mềm và tăng khả năng bắt màu nhuộm hơn. Tiếp theo, tùy theo loại vải, chúng được đem đi làm bóng bằng cách ngâm trong dung dịch kiềm đậm đặc để các sợi giãn nở, tăng khả năng hấp thụ màu nhuộm.
Cuối cùng là công đoạn nhuộm vải, cũng là khâu thải ra nhiều chất thải nguy hại. Vải được đem đi nhuộm bằng thuốc nhuộm công nghiệp chứa nhiều hóa chất. Sau khi nhuộm, người ta tiến hành điều chỉnh màu vải bằng cách loại bỏ thuốc dư vào nước thải. Màu nhuộm càng đậm thì những chất thải nguy hại đi vào nước thải càng nhiều.
Chất thải ngành dệt may
Để làm nên một thành phẩm hoàn chỉnh, rất nhiều loại hóa chất, thuốc tẩy, thuốc nhuộm được sử dụng. Vì vậy, trong cả quá trình sản xuất, ngành dệt phát sinh ra một lượng lớn chất thải nguy hại cần được xử lí.
Đầu tiên, một lượng lớn xút ( (NaOH), Na2CO3) được sử dụng trong quy trình nấu tẩy và làm bóng vải. Lượng xút dư thừa với nồng độ cao sẽ được thải ra. Tiếp theo là NaClO, dùng để tẩy trắng vải trong quá trình nấu tẩy. Formandehit dùng để giữ màu và chống nhăn cho sợi vải. Các hợp chất natri như natri sunfua (Na2S), natri hidrosunfit (Na2S2O4), Natri Sunfat (Na2SO4) có mặt trong màu nhuộm. Những chất này thông thường sẽ còn dư ra sau khi sử dụng và đi vào nước thải. Với nồng độ càng cao thì mức nguy hại từ nước thải càng lớn.
Ngoài ra, nhiễm độc chì cũng là một trong những mối nguy hại tiềm ẩn từ chất thải ngành dệt. Nhờ vào khả năng giữ màu, chì được sử dụng nhiều trong màu nhuộm và chất giữ màu vải. Vì thế, chất thải từ ngành dệt cũng tạo ra sự lo lắng về nhiễm độc chì trong quá trình sản xuất.
Những chất độc hại trên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sinh vật. Người lao động tiếp xúc với các hóa chất NaClO, Natri Sunfat (Na2SO4), Formandehit gây những triệu chứng cấp tính như kích thích gây cay niêm mạc mắt, đỏ mắt, kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổ; gây viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mề đay; làm chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng… Khi tiếp xúc, hoặc ăn phải với một hàm lượng cao có thể gây tử vong .
Để bảo vệ sức khỏe, người lao động trong ngành sản xuất may mặc cần trang bị trang phục bảo hộ lao động, đặt biệt là mặt nạ phòng độc.
Sau đây là các loại mặt nạ có thể sử dụng trong môi trường này:
Có thể chọn một trong các loại mặt nạ trên đi kèm với phin lọc 6006:
Công ty An Phúc có chuyên cung cấp mặt nạ phòng độc, phin lọc… hàng 3M chính hãng chất lượng.
Địa chỉ: Số 59 Xuân Hồng, P.12, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Email: anphucsaigon2000@gmail.com
Hotline thiết bị: 0903.801.891