0933801891
1
Bạn cần hỗ trợ?

Tự sơ cứu vết thương với túi y tế tại nhà đơn giản nhưng nhiều người sai lầm, rước họa vào thân

túi cứu thương

Biết các phương pháp sơ cứu vết thương là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn chính là phải thực hiện đúng, nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe.

Dưới đây là những sai lầm chúng ta hay mắc phải khi sơ cứu vết thương tại nhà có thể ‘rước họa vào thân’.

1. Chữa vết thương bằng hydrogen peroxide (oxy già) và rượu có thể gây nguy hiểm

Oxy già có thể phá hủy các tế bào mô liên kết, ngăn không cho vết thương lành lại. Rượu cũng có thể tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh và gây đau, sốc, bỏng nếu dùng để chữa trị vết thương.

Làm đúng: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước đun sôi, rồi dùng thuốc mỡ bôi hoặc hỏi ý kiến bác sĩ dùng thuốc kháng sinh. Không nên dùng băng bó nếu không cần thiết nếu không vết thương sẽ ướt và mất nhiều thời gian để lành lại.

tu so cuu vet thuong tai nha don gian nhung nhieu nguoi sai lam, ruoc hoa vao than - 1
 

2. Hô hấp nhân tạo bằng việc ép lên tim dẫn tới gãy xương sườn, tổn thương phổi

Sai: Hô hấp bằng việc ấn mạnh vào bên trái phía tim có thể khiến người bệnh bị tổn thương phổi, thậm chí gãy xương sườn.

Làm đúng: Hãy nhờ người khác gọi xe cứu thương ngay lập tức và chỉ nên ấn vào phía bên tim với nhịp 100 nhịp/phút khi biết chắc người đó đang có dấu hiệu tắc thở. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, nhịp ấn sẽ khác, và cũng sẽ dùng các ngón tay chứ không dùng cả bàn tay.

tu so cuu vet thuong tai nha don gian nhung nhieu nguoi sai lam, ruoc hoa vao than - 2

3. Không ngửa đầu lên khi bạn bị chảy máu cam

Nhiều người có thói quen ngửa đầu lên khi bị chảy máu cam, thực tế là sai. Vì nếu làm vậy, huyết áp của bạn sẽ bị tăng, bạn không thể biết được máu của bạn đang chảy ở mức độ nào, hoặc máu có thể xâm nhập vào phổi, gây nôn.

Làm đúng: Giữ đầu thẳng để giảm áp lực, dùng một miếng đá bít vào phần lỗ mũi của bạn trong vòng 15 phút. Làm tương tự với lỗ mũi bên cạnh và nhớ là, phải gọi xe cứu thương nếu có thương tích hoặc máu chảy không ngừng.

tu so cuu vet thuong tai nha don gian nhung nhieu nguoi sai lam, ruoc hoa vao than - 3
 

4. Đừng kéo nạn nhân tai nạn đường bộ ra khỏi xe hoặc cố gắng thay đổi vị trí của họ vì nghĩ rằng, họ có thể nằm thoải mái hơn

Hầu hết các vụ tai nạn đường bộ gây tử vong là do chấn thương cổ và cột sống. Động thái nhỏ nhất của bạn nhằm giúp người bị nạn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của họ hoặc làm cho họ bị liệt.

Làm đúng: Nếu một người bị chấn thương ở đầu, cổ hoặc cột sống (biểu hiện là không thấy có máu), hãy gọi xe cứu thương và theo dõi nhịp thở của nạn nhân khi bác sĩ tới.

tu so cuu vet thuong tai nha don gian nhung nhieu nguoi sai lam, ruoc hoa vao than - 4

5. Không nên dùng thuốc gây nôn khi bị ngộ độc nghiêm trọng

Thuốc gây nôn có thể gây ra chứng bỏng thực quản và khiến chất nôn rơi vào phổi.

Làm đúng: Trong trường hợp nghi ngờ ngộ độc, hãy gọi xe cứu thương, mô tả các triệu chứng ngộ độc xảy ra. Đừng có tra cứu trên internet để tự dùng thuốc mà phải nhanh chóng được chẩn đoán từ bác sĩ.

tu so cuu vet thuong tai nha don gian nhung nhieu nguoi sai lam, ruoc hoa vao than - 5
 

6. Dùng dây buộc chặt để ngăn ngừa chảy máu có thể gây hoại tử

Việc áp dụng không đúng cách khi ngăn ngừa chảy máu có thể khiến bạn bị hoại tử phần bị thương vì nó ngăn sự lưu thông máu. Hãy dùng một loại gạc chuyên dụng, vô trùng và lau chùi sạch vết thương, ấn chặt phần chảy máu tới khi xe cứu thương đến.

tu so cuu vet thuong tai nha don gian nhung nhieu nguoi sai lam, ruoc hoa vao than - 6

7. Không đặt thìa vào miệng hay kéo lưỡi của người bị động kinh

Hành động này có thể khiến người bệnh bị nghẹt thở.

Làm đúng: Người bệnh có thể sẽ run rẩy, cơ thể tím tái khi động kinh, lúc này, người thân cần bình tĩnh. Chỉ cần gọi bác sĩ và nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay của người bệnh, đừng đặt bất cứ vật gì vào trong miệng khiến họ cắn phải và gây đau đớn.

tu so cuu vet thuong tai nha don gian nhung nhieu nguoi sai lam, ruoc hoa vao than - 7

8. Đừng hút nọc độc khi bị rắn độc hoặc côn trùng cắn

Nọc độc kết hợp với nước bọt của bạn có thể gây hại cho cơ thể, tạo thành chất độc dẫn đến phù phổi, suy tim.

Làm đúng: Nếu bị côn trùng hay rắn cắn, nằm xuống, để vùng bị thương hạ xuống thấp rồi gọi xe cứu thương, mô tả với họ hiện tượng xảy ra với cơ thể.

tu so cuu vet thuong tai nha don gian nhung nhieu nguoi sai lam, ruoc hoa vao than - 8

Cũng chính vì những vấn đề trên, việc trang bị túi y tế cho công ty, gia đình, cơ sở sản xuất là hết sức cần thiết.

Túi cứu thương hay còn gọi là túi Y Tế loại C theo thông tư 09 và 19 Bộ Y Tế với giá thành tốt nhất tại TPHCM. Bộ túi y tế loại C có đầy đủ trang thiết bị dụng cụ phụ kiện theo quy định của thông tư 09 và thông tư 19 do bộ Y Tế Ban Hành.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải có túi y tế theo quy định của pháp luật. Tùy vào số lượng nhân viên mà dùng loại túi A hoặc túi B hay Túi C phù với với doanh nghiệp.

Công Ty PCCC An Phúc chuyên cung cấp túi y tế loại A, túi y tế loại B, túi y tế loại C theo yêu cầu của doanh nghiệp, tất cả các mặt hàng đều có xuất xứ rõ ràng, hàng có sẵn, giao hàng nhanh gọn.

A. Túi cứu thương – Túi y tế – Túi sơ cứu theo thông tư 09:

QUY ĐỊNH VỀ TÚI CẤP CỨU – TÚI CỨU THƯƠNG Y TẾ BAN ĐẦU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28 tháng 04 năm 2000)

1. Vị trí đặt túi y tế/hộp cấp cứu, túi/hộp cứu thương y tế ban đầu:

– Đặt tại nơi làm việc của người lao động.

– Đặt nơi dễ thấy nhất, dễ lấy, có ký hiệu riêng (thường là chữ thập).

– Thông báo cho người lao động biết vị trí và quy định cách sử dụng.

2. Các trang bị, dụng cụ và thuốc cho túi cấp cứu, túi cứu thương y tế:

– Các túi cấp cứu, túi cứu thương phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ cần thiết để cấp cứu. Không được để các thứ khác.

– Phải kiểm tra các túi cấp cứu thường xuyên để đảm bảo số lượng đầy đủ các dụng cụ.

 

Mua thiết bị chữa cháy số lượng lớn sẽ có giá ưu đãi

Liên hệ ngay: 0903.801.891

STT

Các trang bị tối thiểu

Túi A
(cho 25
công nhân)

Túi B
(cho 50
công nhân)

Túi C
(cho 100
công nhân)

1

Băng dính

02

02

04

2

Băng 5 x 200 cm

02

04

06

3

Băng trung bình 10 x 200 cm

02

04

06

4

Băng to 15 x 200 cm

01

02

04

5

Gạc thấm nước

01

02

04

6

Bông hút nước

05

07

10

7

Băng tam giác

04

04

06

8

Garo cao su cỡ 6 x 100 cm

02

02

04

9

Garo cao su cỡ 4 x 100 cm

02

02

04

10

Kéo

01

01

01

11

Panh không mấu

04

04

06

12

Găng tay dùng một lần

02

02

04

13

Mặt nạ phòng độc thích hợp

01

01

02

14

Nước vô  khuẩn  hoặc dung dịch  nước muối trong các bình chứa dung một lần kích thước 100ml

01

03

06

15

Nẹp cánh tay

01

01

01

16

Nẹp cẳng tay

01

01

01

17

Nẹp đùi

01

01

02

18

Nẹp cẳng chân

01

01

02

19

Thuốc sát trùng

01

01

02

20

Phác đồ cấp cứu

01

01

01

 

3. Số lượng túi cấp cứu, túi cứu thương y tế cần thiết:

Số lượng túi cấp cứu hoặc các hộp đựng dụng cụ cấp cứu cần thiết phụ thuộc vào cách sắp xếp tại cơ sở và số lượng người lao động. Nên có ít nhất 1 hộp hoặc 1 thùng đựng dụng cụ cấp cứu ở mỗi tầng nhà. Tổng số các loại túi khác nhau được trình bày  ở dưới theo số lượng người lao động.

Số lượng người lao động                         Số lượng và loại túi cấp cứu

Dưới 25 người                                        Ít nhất 01 túi loại A

Từ 26 đến 50 người                                Có ít nhất 01 túi loại B

Cứ 51 đến 150 người                              Có ít nhất 01 túi loại C

túi y tế cứu thương
túi y tế cứu thương

Ghi chú: 01 túi cứu thương y tế B tương đương với 02 túi cứu thương y tế A và 01 túi cấp cứu y tế C tương đương với 02 túi cấp cứu y tế B.

B. Túi cứu thương – Túi y tế – Túi cấp cứu theo thông tư 19:

QUY ĐỊNH VỀ TÚI SƠ CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

QUY ĐỊNH VỀ TÚI SƠ CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

1. Yêu cầu chung

– Số lượng túi sơ cứu trang bị phù hợp với số lượng người lao động theo quy định tại mục 2;

– Đối với mỗi mặt bằng hoặc tầng nhà làm việc hoặc bộ phận làm việc cơ động phải bố trí tối thiểu 01 túi sơ cứu phù hợp;

– Các túi sơ cứu tại nơi làm việc phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ tối thiểu cần thiết để sơ cứu theo quy định tại mục 3. Không sử dụng để chứa các vật dụng khác;

– Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đầy đủ số lượng và nội dung túi sơ cứu theo quy định.

 

2. Quy định số lượng túi đối với khu vực làm việc

TT

Quy mô khu vực làm việc

Số lượng và loại túi

1

≤ 25 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A

2

Từ 26 – 50 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B

3

Từ 51 – 150 người lao động

Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C

túi cứu thương
túi cứu thương

3. Quy định nội dung trang bị cho 01 túi

STT

Yêu cầu trang bị tối thiểu

Túi A

Túi B

Túi C

1

Băng dính

02

02

04

2

Băng kích thước 5 x 200 cm

02

04

06

3

Băng kích thước 10 x 200 cm

02

04

06

4

Băng kích thước 15 x 200 cm

01

02

04

5

Băng tam giác

04

04

06

6

Băng chun

04

04

06

7

Gạc thấm nước

01

02

04

8

Bông hút nước

05

07

10

9

Garo cao su cỡ 6 x 100 cm

02

02

04

10

Garo cao su cỡ 4 x 100 cm

02

02

04

11

Kéo cắt băng

01

01

01

12

Panh không mấu thẳng kích thước 16 – 18 cm

02

02

02

13

Panh không mấu cong kích thước 16- 18 cm

02

02

02

14

Găng tay khám bệnh

05

10

20

15

Mặt nạ phòng độc thích hợp

01

01

02

16

Nước muối sinh lý NaCl 9 ‰

01

03

06

17

Dung dịch sát trùng
– Cồn 70°

01

01

02

– Dung dịch Betadine

01

01

02

18

Kim băng an toàn

10

20

30

19

Tấm lót nilon không thấm nước

02

04

06

20

Phác đồ sơ cứu

01

01

01

21

Kính bảo vệ mắt

02

04

06

22

Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi

01

01

01

23

Nẹp cổ

01

01

02

24

Nẹp cánh tay

01

01

01

25

Nẹp cẳng tay

01

01

01

26

Nẹp đùi

01

01

02

27

Nẹp cẳng chân

01

01

02

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *